Virus Corona là một họ virus lớn, gây ra các triệu chứng từ cảm lạnh đến bệnh nặng, đe dọa tính mạng như SARS và MERS-CoV. Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vaccine phòng bệnh.
- Nồng độ cồn tồn tại trong cơ thể bao nhiêu lâu?
- Khi nào cần xét nghiệm cúm A?
- Ý nghĩa các chỉ số trong kết quả xét nghiệm máu cơ bản
1. Xét nghiệm PCR là gì?
PCR (Polymerase Chain Reaction gọi là phản ứng chuỗi polymerase) là một kỹ thuật được phát minh vào năm 1985 bởi một nhà khoa học người Mỹ tên là Kary Mullis. Phát minh này được coi là một cuộc cách mạng lớn đối với nền y học thế giới, và đã được trao giải thưởng danh giá Nobel vào năm 1993.
Nguyên lý hoạt động của PCR là nhằm tạo ra một lượng lớn các bản sao ADN từ một đoạn ADN chọn lọc chỉ trong một thời gian ngắn. Sự sao chép ADN được diễn ra trong môi trường in vitro tương tự như trong quá trình phân bào.
Bằng kỹ thuật PCR, từ một lượng khuôn ADN rất nhỏ như: một giọt máu, một sợi tóc hay một tế bào,… người ta có thể khuếch đại chính xác, trật tự một lượng lớn lên đến hàng triệu bản nhằm phục vụ cho các quá trình khảo sát trong phản ứng.
Đặc biệt, phương pháp PCR có độ nhạy đặc nhạy lên tới 90,4% và độ đặc hiệu là 94% khi so sánh với phương pháp nuôi cấy (tiêu chuẩn vàng).
Như vậy, xét nghiệm PCR cho kết quả chính xác cao hơn các phương pháp xét nghiệm truyền thống. Nó có thể giúp phát hiện ra nhiều loại vi khuẩn gây bệnh và tiết kiệm được nhiều thời gian hơn.
2. Xét nghiệm PCR chẩn đoán những bệnh gì?
Ngày nay, xét nghiệm PCR được ứng dụng rộng rãi trong y học. Xét nghiệm PCR thường được dùng để chẩn đoán những bệnh đặc hiệu, liên quan đến các loại virus mà các phương pháp xét nghiệm truyền thống không thể làm được. Theo tin tức y học xét nghiệm cho biết, xét nghiệm PCR giúp chẩn đoán chính xác các bệnh như:
– Phát hiện các tác nhân vi sinh vật gây bệnh như các virus (viêm gan B, viêm gan C, HIV, Herpes, CMV, EBV, HPV, virus CORONA, SARS, H5N1…).
– Phát hiện các vi khuẩn lậu (Chlamydia, Legionella, Mycoplasma, Treponema pallidum…).
– Phát hiện virus Dengue gây bệnh sốt xuất huyết.
– Phát hiện mầm mống của bệnh ung thư (tìm HPV trong ung thư cổ tử cung, phát hiện gen APC trong ung thư đại tràng, gen BRCA 1 – BRCA 2 trong ung thư vú, gen TPMT trong bệnh bạch cầu trẻ em, gen Rb-105 trong u nguyên bào lưới, gen NF-1,2 trong u xơ thần kinh, gen IgH và TCRy trong u lympho không Hodgkin…)
– Nghiên cứu về hệ kháng nguyên bạch cầu người (HLA, human lymphocyte antigen)…
– Phát hiện các chủng vi khuẩn kháng thuốc như S.aureus – MRSA, các vi khuẩn sinh ESBL hoặc betalactamase, carbapenemase…)
Trong công nghệ sinh học, PCR được sử dụng trong việc lập bản đồ gen, phát hiện gen, dòng hoá gen, giải mã trình tự ADN…
3. Ưu điểm
Phương pháp xét nghiệm PCR có nhiều ưu điểm vượt trội hơn hẳn so với xét nghiệm thông thường khác như:
- Cho kết quả xét nghiệm nhanh, thường không quá 5 giờ kể từ khi bắt đầu làm xét nghiệm.
- Phát hiện được các tác nhân vi sinh vật gây bệnh mà phòng thí nghiệm lâm sàng không có khả năng phát hiện với các xét nghiệm vi sinh hay miễn dịch truyền thống như các tác nhân virus (HCV, HBV, HPV…)
- Xét nghiệm sinh học phân tửcho phép xác định được những tác nhân vi sinh không thể triển khai nuôi cấy được tại phòng thí nghiệm lâm sàng vì khả năng gây dịch cao (H5N1) hay khó nuôi cấy (C. trachomatis, L.pneumophila), hay có mặt rất ít trong bệnh phẩm ( tuberculosis trong lao ngoài phổi, tác nhân viêm màng não mủ cụt đầu…), hay là các tác nhân có thể nuôi cấy được nhưng thời gian có kết quả chung cuộc quá lâu (M. tuberculosis).
- Xét nghiệm PCRcòn có thể cho ra kết quả định lượng chính xác số bản copies virus/ 1 ml máu. Từ đó hỗ trợ rất đắc lực cho bác sĩ đánh giá được hiệu quả điều trị, cũng như tiên lượng giai đoạn bệnh.
- Phát hiện các đột biến gen gây ung thư, gây các bệnh di truyền khác…nhằm có biện pháp phòng ngừa bệnh.
- Xác định mối quan hệ huyết thống giữa những cá thể khác nhau.
Nguồn: kythuatxetnghiem.com tổng hợp