Các phương pháp xét nghiệm HIV qua mẫu máu hiện nay được ứng dụng rộng rãi trong tầm soát và chẩn đoán sớm, giúp phát hiện virus kịp thời để can thiệp điều trị hiệu quả và giảm nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng.

Vì sao cần xét nghiệm HIV?
Theo bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn HIV (Virus gây suy giảm miễn dịch ở người) là tác nhân dẫn đến hội chứng AIDS – tình trạng suy giảm miễn dịch nghiêm trọng khiến cơ thể dễ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội.
Trong giai đoạn đầu, người nhiễm HIV có thể không có bất kỳ biểu hiện bất thường nào. Tuy nhiên, virus vẫn âm thầm tấn công và làm suy yếu hệ miễn dịch. Do đó, xét nghiệm HIV sớm là bước quan trọng để:
- Phát hiện bệnh kịp thời, từ đó triển khai các biện pháp điều trị phù hợp.
- Bảo vệ bản thân và cộng đồng, giúp người bệnh có hướng phòng tránh lây nhiễm hiệu quả.
- Lên phác đồ điều trị chuẩn xác, giúp kéo dài tuổi thọ và cải thiện chất lượng sống cho người bệnh.
Xét nghiệm HIV không chỉ là hành động vì sức khỏe cá nhân, mà còn là trách nhiệm với cộng đồng.
Xét nghiệm máu thông thường có phát hiện HIV không?
Câu trả lời là không. Các xét nghiệm máu thông thường như công thức máu, chức năng gan – thận, đường huyết… không đủ khả năng phát hiện virus HIV, nhất là trong giai đoạn “cửa sổ” – thời gian đầu sau khi nhiễm virus nhưng chưa có đủ kháng thể trong máu.
Lý do: HIV là virus ẩn trong giai đoạn đầu và phản ứng miễn dịch chưa rõ rệt, nên các xét nghiệm máu tổng quát sẽ không phát hiện được.
Các phương pháp xét nghiệm HIV qua mẫu máu phổ biến hiện nay
Hiện nay, có nhiều kỹ thuật xét nghiệm HIV sử dụng mẫu máu, mỗi phương pháp có cơ chế phát hiện, ưu điểm và giới hạn riêng. Dưới đây là các kỹ thuật được áp dụng phổ biến:
Xét nghiệm kháng thể hiv: Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất trong chẩn đoán HIV. Khi cơ thể bị nhiễm HIV, hệ miễn dịch sẽ tạo ra kháng thể chống lại virus. Xét nghiệm này nhằm phát hiện các kháng thể đó trong máu.
- Ưu điểm: Quy trình đơn giản, dễ triển khai ở hầu hết các cơ sở y tế. Chi phí hợp lý. Có thể trả kết quả trong vài giờ sau khi lấy mẫu.
- Hạn chế: Không phát hiện được HIV trong giai đoạn “cửa sổ” (khoảng 2–3 tháng đầu sau phơi nhiễm). Có thể cho kết quả âm tính giả nếu thực hiện quá sớm, khi cơ thể chưa kịp sản sinh đủ kháng thể.
Xét nghiệm combo kháng thể và kháng nguyên P24: Phương pháp này kết hợp đồng thời hai chỉ dấu sinh học: kháng thể HIV và kháng nguyên P24 – một protein cấu trúc đặc hiệu của virus HIV, xuất hiện sớm sau khi xâm nhập cơ thể.
- Ưu điểm: Cho phép phát hiện HIV sớm hơn so với xét nghiệm kháng thể đơn thuần. Rút ngắn thời gian “cửa sổ”, giúp khởi động điều trị sớm và hiệu quả hơn. Tăng khả năng sàng lọc chính xác ở giai đoạn đầu nhiễm.
- Hạn chế: Kháng nguyên P24 có xu hướng giảm nhanh khi cơ thể bắt đầu tạo kháng thể, làm giảm độ nhạy của xét nghiệm. Cần kết hợp với xét nghiệm kháng thể để xác nhận kết quả, tránh sai lệch.
Test nhanh HIV (Rapid HIV Test): Là hình thức xét nghiệm HIV có kết quả trong thời gian ngắn (từ 15 đến 30 phút). Mẫu bệnh phẩm có thể là máu đầu ngón tay, huyết thanh, huyết tương hoặc nước bọt.
- Ưu điểm: Nhanh chóng, tiện lợi, dễ áp dụng cả tại nhà hoặc các điểm sàng lọc lưu động. Chi phí thấp, phù hợp với xét nghiệm cộng đồng diện rộng. Không cần trang thiết bị phức tạp.
- Hạn chế: Độ chính xác thấp trong giai đoạn cửa sổ – khi cơ thể chưa tạo đủ kháng thể. Có nguy cơ xuất hiện kết quả âm tính giả hoặc dương tính giả → cần xét nghiệm khẳng định lại bằng phương pháp chuyên sâu.
Xét Nghiệm PCR HIV (Kỹ Thuật Sinh Học Phân Tử): PCR (Polymerase Chain Reaction) là phương pháp hiện đại phát hiện trực tiếp vật liệu di truyền của virus HIV (DNA hoặc RNA) trong máu.
- Phân loại: PCR định tính (Phát hiện sự hiện diện hay không của virus HIV). PCR định lượng (Xác định tải lượng virus trong máu )
- Ưu điểm: Độ nhạy và độ chính xác rất cao. Có khả năng phát hiện virus chỉ sau 1–2 tuần từ thời điểm phơi nhiễm, vượt trội so với các phương pháp dựa trên phản ứng miễn dịch. Không bị ảnh hưởng bởi giai đoạn cửa sổ.
- Hạn chế: Quy trình thực hiện phức tạp, đòi hỏi máy móc hiện đại và nhân viên chuyên môn cao. Chi phí cao, thường được chỉ định trong các trường hợp đặc biệt như: nguy cơ nhiễm cao, trẻ sơ sinh có mẹ nhiễm HIV, hoặc phục vụ nghiên cứu.

Cần làm gì khi nghi ngờ nhiễm HIV?
Theo chia sẻ từ bác sĩ giảng viên Cao đẳng Y nếu bạn nghi ngờ mình có tiếp xúc hoặc nguy cơ phơi nhiễm HIV, hãy hành động ngay thay vì chờ đợi:
- Đến cơ sở y tế uy tín để được tư vấn và xét nghiệm theo chỉ định.
- Nắm rõ thời điểm “cửa sổ” để chọn loại xét nghiệm phù hợp nhất, tránh kết quả sai lệch.
- Không tự kết luận chỉ dựa vào test nhanh, mà cần có kết quả xác nhận từ xét nghiệm chuyên sâu nếu nghi ngờ dương tính.
Việc xét nghiệm sớm không chỉ mang lại cơ hội điều trị tốt hơn mà còn giúp bạn chủ động kiểm soát cuộc sống và bảo vệ những người xung quanh.