Cúm A là bệnh lý thường gặp, bệnh có thể gây biến chứng nặng, thậm chí đe dọa tới tính mạng. Vậy xét nghiệm cúm A khi nào cần?
- Những loại xét nghiệm bà bầu không thể bỏ qua trong thai kỳ
- Sinh viên học Cao đẳng ngành Xét nghiệm làm gì khi ra trường?
Cúm A là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, dễ gây thành dịch lớn do nhiễm virut cúm, có biểu hiện lâm sàng là nhức đầu, đau mình mẩy, sốt, ho và mệt mỏi. Bệnh gây ảnh hưởng lên đường hô hấp trên và dưới, thông thường bệnh diễn biến tự khỏi song có thể gây nhiều biến chứng nặng hay gặp, nguy hiểm nhất là viêm phổi do vi khuẩn và suy đa tạng.
Biểu hiện bệnh cúm là gì?
Bệnh cúm là bệnh đặc trưng do sự xuất hiện đột ngột các triệu chứng toàn thân như đau đầu, sốt, gai rét, đau cơ đi kèm với các biểu hiện đường hô hấp. Biểu hiện lâm sàng của bệnh rất rộng, thay đổi từ nhẹ, không sốt giống cảm cúm thông thường đến hội chứng nặng với biểu hiện của đường hô hấp nặng và suy đa tạng.
Bệnh cúm thông thường: Thường do cúm B gây ra, bệnh thường lành tính và tự khỏi trong vòng 7 ngày. Tuy nhiên cũng cần chú ý tới biến chứng (viêm phổi màng phổi, viêm tai xương chũm…..) của bệnh nhất là ở trẻ em và người già > 65 tuổi. Thời gian ủ bệnh 24 – 48 giờ, với khởi phát sốt cao, gai rét, ớn lạnh, nhức đầu, đau mình, mệt mỏi nhiều và cảm giác như kiệt sức. Bệnh nhân ho với cơn ngắn không có đờm. Sau thời gian ngắn bệnh chuyển sang thời kỳ toàn phát:
Sốt cao 38 – 39°C, chán ăn, mệt mỏi, tiểu ít, đau đầu, đau mỏi người.
Các biểu hiện đường hô hấp: bao giờ cũng xảy ra và xuất hiện ngay những ngày đầu với mức độ nặng nhẹ khác nhau: Biểu hiện viêm mũi họng: Hắt hơi, chảy nước mũi, chảy nước mắt. Các triệu chứng viêm thanh khí phế quản: ho khan, khàn tiếng… Thăm khám bệnh nhân cúm có thể không ghi nhận gì đặc biệt trong những trường hợp nhẹ. Trong những trường hợp nặng có thể thấy họng đỏ, hạch cổ, phổi có ít ran nổ….
Sốt thông thường kéo dài 2 – 5 ngày rồi giảm đột ngột. Bệnh nhân vã mồ hôi, tiểu nhiều, viêm họng giảm rồi biến mất. Sốt có thể giảm từ từ nhưng nếu sốt trở lại cần đề phòng biễn chứng. Thời kỳ lại sức kéo dài với các triệu chứng mệt mỏi, biếng ăn, mất ngủ.
Chẩn đoán bệnh cúm mùa (A, B) như thế nào?
Chỉ dựa vào triệu chứng lâm sàng và dịch tễ học rất khó chẩn đoán xác định nhiễm virus cúm đặc biệt nhiễm virus cúm A.
Theo tin tức xét nghiệm,để chẩn đoán xác định nhiễm virus cúm cần dựa vào các xét nghiệm virus học như nuôi cấy virut, phát hiện acid nucleic (PCR, RT-PCR) hay huyết thanh chẩn đoán.
Cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh hô cấp cấp tính do virut khác, Mycoplasma pneumoniae hay vi khuẩn…
Virut cúm có đặc điểm gì?
Virut cúm (Influenza virus) là thành viên họ Orthomyxoviridae, gồm 3 týp A, B và C. Virut cúm A được chia thành nhiều phân týp dựa trên kháng nguyên bề mặt ngưng kết hồng cầu Hemagglutinin (H) và neuraminidase (N).
Về hình thái học virus cúm A, B, C tương tự nhau. Các virion là những phân tử hình cầu, bề mặt không đồng đều, đường kính 80 – 120 nm và có 1 lớp vỏ lipid trên bề mặt là nơi xuất hiện những glycoprotein H và N. Kháng thể của kháng nguyên H là yếu tố quyết định chủ yếu sự miễn dịch đối với virut cúm, trong khi những kháng thể của kháng nguyên N giới hạn sự lây truyền và góp phần làm giảm nhiễm virut. Bộ gen virus cúm A và B gồm 8 đoạn ARN đơn có 890 – 2341 nucleotid, mã hóa các protein cấu trúc và phi cấu trúc. Virut cúm rất dễ biến dị nhất là virus cúm A. Do biến dị nên virus cúm gồm nhiều phân týp. Mỗi lần virus biến dị kháng nguyên HA và NA bị biến đổi, do đó gây khó khăn trong việc sản xuất vacxin phòng bệnh cúm. Có 16 loại kháng nguyên H (H1 -> H16) và 9 kháng nguyên N (N1 -> N9), nghĩa là có tất cả 144 tập hợp các loại virut cúm A.
Xét nghiệm cúm khi nào?
Xét nghiệm virut học: Phân lập virut từ dịch họng, dịch tỵ hầu, dịch phế quản hay đờm. Virut thường được phát hiện trong mô nuôi cấy hay ít phổ biến hơn được tìm thấy trong khoang màng ối của phôi gà sau 48 – 72 giờ sau tiêm truyền. Những xét nghiệm chẩn đoán nhiễm virut nhanh hiện nay phát hiện nucleoprotein hay neuraminidase của virut với độ đặc hiệu và độ nhạy cao từ 57 – 81% so với nuôi cấy mô. Acid nucleic của virut phát hiện trong những mẫu bệnh phẩm lâm sàng bằng phản ứng chuỗi polymerase (PCR), phiên mã ngược (RT-PCR). Định týp virut (A và B) có thể dùng kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang hay HI. Những phương pháp huyết thanh học để chẩn đoán chủ yếu có ích trong nghiên cứu hồi cứu.
Những xét nghiệm khác không giúp nhiều cho chẩn đoán nhiễm virut cúm nhưng đánh giá tiên lượng bệnh và giúp ích cho điều trị như công thức máu: giảm bạch cầu, đặc biệt giảm tế bào lympho, giảm tiểu cầu mức độ nhẹ đến trung bình. Khi bạch cầu máu tăng có thể do nhiễm khuẩn thứ phát…
Nguồn: https://kythuatxetnghiem.com