Khi mang thai, các mẹ bầu sẽ được bác sĩ chỉ định tiến hành làm một số xét nghiệm quan trọng để tầm soát nguy cơ cho thai nhi, dưới đây là những xét nghiệm bà bầu cần làm.
- 5 xét nghiệm phụ nữ tuổi 20 – 30 cần làm
- Những điều cần biết về phương pháp xét nghiệm huyết học
- Làm xét nghiệm chẩn đoán virus Zika ở đâu chính xác?
Những loại xét nghiệm bà bầu không thể bỏ qua trong thai kỳ
Theo giảng viên Cao đẳng kỹ thuật xét nghiệm Sài Gòn, nếu chỉ siêu âm sẽ không phát hiện được sớm dị tật thai nhi mà cần phải kết hợp cả siêu âm và làm các xét nghiệm ở từng thời điểm quy định của thai kỳ mới có thể phát hiện được dị tật thai nhi sớm và chính xác.
Những trường hợp thai phụ có một hoặc nhiều hơn các yếu tố dưới đây thì làm các Kỹ thuật xét nghiệm sàng lọc trước sinh là bắt buộc:
- Tiền sử gia đình có người bị dị tật bẩm sinh;
- Thai phụ đã trên 35 tuổi;
- Đang sử dụng các chất có hóa chất gây hại cho thai nhi;
- Thai phụ bị tiểu đường và sử dụng insulin;
- Thai phụ bị nhiễm virus trong quá trình mang thai;
- Thai phụ đã từng tiếp xúc với chất phóng xạ liều lượng cao;
- Thai phụ có tiền sử sinh non, sảy thai, thai lưu chưa rõ nguyên nhân;
- Thai phụ hút thuốc lá;
- Thai phụ có nghi ngờ hình ảnh dị tật trên kết quả siêu âm.
Cô Nguyễn Thị Yến (giảng viên Trung cấp Kỹ thuật Xét nghiệm) khuyến cáo, dưới đây là những xét nghiệm sàng lọc trước khi sinh theo từng thời kỳ bà bầu cần làm:
Trong lần khám thai đầu tiên
Sau khi trễ kinh và thử que lên hai vạch, mẹ bầu nên đi khám thai để kiểm tra thai nhi được bao nhiêu tuần tuổi. Bác sĩ sẽ căn cứ vào ngày đầu của chu kỳ kinh để xác định tuổi của thai nhi. Tuy nhiên với một số phụ nữ kinh nguyệt không đều thường tuổi thai sẽ được dựa vào kết quả của siêu âm.
Đặc biệt là khi siêu âm ở thời điểm 11 – 12 tuần việc tính tuổi thai sẽ cực chính xác dựa vào các chỉ số của thai nhi. Dựa vào kết quả này, bác sĩ sẽ dự đoán ngày sinh giúp bạn.
Trong lần khám thai này, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm 2D để kiểm tra thai xem thai nhi nằm trong hay ngoài tử cung. Trong trường hợp bạn thử que đã lên hai vạch, bác sĩ siêu âm đã thấy túi thai trong tử cung nhưng chưa thấy tim thai, bạn cũng không phải quá lo lắng vì thai còn quá bé, thường bác sĩ sẽ hẹn ngày để bạn khám lại vì từ 7- 8 tuần tim thai sẽ có rõ.
Đo độ mờ da gáy
Kết hợp với tuổi mẹ và xét nghiệm double test, các bác sĩ sẽ tính toán nguy cơ mắc hội chứng Down sớm trong thai kỳ. Đo độ mờ da gáy chính cho kết quả chính xác nhất khi thai kỳ ở tuần lễ 11 -13. Lưu ý, khi thai nhi sau 13 tuần, chỉ số xác định độ mờ sau gáy không còn độ chính xác cao. Vì vậy, mẹ bầu cần nhớ thời điểm này để đi làm xét nghiệm.
Đa số trường hợp độ mờ da gáy < 3mm được xếp vào nhóm nguy cơ thấp (ít có nguy cơ bị hội chứng Down). Khi độ mờ da gáy dày 3.5-4.4mm có tỉ lệ bất thường nhiễm sắc thể là 21.1% và trong trường hợp ≥ 6.5 mm bất thường nhiễm sắc thể lên tới 64.5%.
Trong trường hợp độ mờ da gáy >3mm, vào tuần lễ 16-18 thai kỳ (có thể từ tuần lễ 15 tới 22) các mẹ bầu sẽ được tiến hành làm xét nghiệm triple test (gồm alpha-fetoprotein, hCG và unconjugated estriol).
Làm xét nghiệm Double test và Triple test
Theo anh Nguyễn Tiến Dũng (giảng viên Trường Trung cấp Y khoa Pasteur) cho biết, các xét nghiệm sàng lọc trước sinh có rất nhiều, nhưng an toàn và độ tin cậy cao, phổ biến nhất hiện nay là Double test và Triple test qua cách lấy máu của mẹ bầu. Đây là bộ xét nghiệm giúp tầm soát nguy cơ bị hội chứng Down, nguy cơ dị tật ống thần kinh (cột sống đóng không kín) và thai không có não bộ.
Để thực hiện xét nghiệm Double test, Triple test chỉ cần lấy mẫu máu mẹ bầu. Xét nghiệm này rất đơn giản, không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.
Xét nghiệm Double test: thực hiện vào 11 tuần 2 ngày đến 13 tuần 6 ngày.
Xét nghiệm Triple test: thực hiện vào tuần thứ 14 đến tuần 22, tốt nhất vào tuần thứ 16 đến 18 tuần.
Nếu xét nghiệm tiến hành đúng lúc, kết hợp cả xét nghiệm máu và siêu âm, thì độ chính xác cho các hội chứng Down, Edwards và dị tật ống thần kinh đạt khoảng 94 – 96%.
Xét nghiệm giúp phát hiện sớm dị tật ở thai nhi
Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu là loại xét nghiệm mọi bà bầu buộc phải thực hiện trước khi sinh theo chỉ định của bác sĩ.
Xét nghiệm này để lấy các chỉ số là hemoglobin, hematacrit và số lượng tiểu cầu của thai phụ.
Hemoglobin là một loại protein trong máu cung cấp oxy cho các tế bào, hematacrit là dung tích hồng cầu trong cơ thể. Nếu hemoglobin hoặc hematacrit thấp là dấu hiệu mẹ bầu đang thiếu máu, thiếu sắt, cản trở sự phát triển của thai nhi. Cơ thể phụ nữ mang thai cần lượng sắt tăng gấp đôi người bình thường để mang oxy vào hồng cầu.
Ngoài việc kiểm tra các thành phần tế bào của máu, xét nghiệm máu cũng giúp phát hiện xem thai phụ có bị các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) như HIV/AIDS, giang mai, herpes, viêm gan B, C… hay không.
Xét nghiệm nước tiểu
Tương tự xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu là điều các bác sĩ yêu cầu mẹ bầu thực hiện trước khi sinh.
Nó giúp phát hiện các dấu hiệu bệnh tiểu đường trong thai kỳ như dư lượng glucose trong nước tiểu. Bệnh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi, nhưng có thể điều chỉnh bằng chế độ dinh dưỡng, vận động thích hợp.
Dư đạm trong nước tiểu có thể là dấu hiệu bị nhiễm trùng, đặc biệt nếu kèm theo các triệu chứng phù hoặc cao huyết áp, mẹ bầu có nguy cơ tiền sản giật cao.
Siêu âm 4D
Bác sĩ Phạm Thị Việt Phương (giảng viên Cao đẳng Xét nghiệm Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur) cho biết, siêu âm 4D nên được thực hiện trong tuần thai thứ 22 – 24. Trong lần siêu âm này sẽ giúp bác sĩ phát hiện các bất thường về hình thái của nhai nhi như sứt môi, dị dạng ở cơ quan, đặc biệt là các bất thường về tim và hệ xương để từ đó có can thiệp kịp thời. Ngoài ra giới tính của thai nhi cũng được nhận biết trong tuần thai này.
Tiêm vaccine uốn ván
Tuần thứ 30 – 32, bạn sẽ được tiêm lần lượt hai mũi vaccine theo thời gian chỉ định của bác sĩ.
Tiêm vắc xin theo chỉ định của bác sĩ
Siêu âm trước khi sinh
Tuần 35 – 36, thời gian gần sinh thai phụ sẽ được bác sĩ tiến hành siêu âm theo dõi doppler động mạch não, động mạch tử cung cũng như kiểm tra lượng nước ối, dây rốn…
Trong thời gian này, bác sĩ cũng có thể cho bạn làm xét nghiệm Non-stress (xét nghiệm để theo dõi nhịp tim thai đơn thuần mà không cần tạo nên cơn co tử cung) để kiểm tra lượng oxy thai nhi nhận được, kiểm tra sức khoẻ của bé… cũng như tuỳ vào tình hình sức khoẻ thai phụ, bác sĩ có thể cho thực hiện một số xét nghiệm cần thiết khác để sẵn sàng cho ngày lâm bồn.
Các xét nghiệm máu cũng như nước tiểu, thời gian thực hiện sẽ tuỳ thuộc vào bác sĩ theo dõi thai kỳ của bạn.
Lưu ý rằng: Với các xét nghiệm Double test, Triple test, xét nghiệm máu, nước tiểu, mẹ bầu nếu mệt mỏi, không muốn xếp hàng chờ đợi, mẹ bầu có thể gọi dịch vụ tận nhà tới lấy mẫu. Kết quả sẽ có nhanh chóng trong ngày và sẽ có bác sĩ tư vấn qua điện thoại cho mỗi mẹ bầu. Hiện dịch vụ này đang phát triển ở nhiều cơ sở y tế trong cả nước.
Nguồn: Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn