Bệnh ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh lý nguy hiểm và có thể gây tử vong cao ở phụ nữ. Vậy để chẩn đoán chính bệnh ung thư cổ tử cung hiện nay có những phương pháp xét nghiệm nào?
- Tìm hiểu các xét nghiệm chẩn đoán bệnh ung thư máu hiện nay
- Bác sĩ chia sẻ ý nghĩa các chỉ số trong xét nghiệm mỡ máu
Ung thư cổ tử cung có thể được chữa khỏi nếu phát hiện bệnh sớm
Các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán bệnh ung thư cổ tử cung
Bác sĩ Cao đẳng Y Dược Sài Gòn chia sẻ, ngày nay với nền y học hiện đại các cơ sở y tế đã trang bị rất nhiều thiết bị hiện đại, nhằm kiểm soát và xét nghiệm bệnh ung thư cổ tử cung được phát hiện sớm nhất có thể. Các phương pháp giúp xét nghiệm bệnh ung thư cổ tử cung hiện nay bao gồm:
Phương pháp xét nghiệm bệnh ung thư cổ tử cung Pap smear
Phương pháp xét nghiệm Pap smear là một xét nghiệm ung thư cổ tử cung rất đơn giản. Được thực hiện để tìm kiếm sự thay đổi các tế bào bất thường ở cổ tử cung. Pap giúp bác sĩ đưa ra hướng điều trị theo dõi tiếp theo cho người bệnh.
Cách thực hiện khi làm xét nghiệm Pap:
Khi tiến hành xét nghiệm Pap, các bác sĩ sẽ lấy các mẫu tế bào trong tử cung rồi phết chúng lên lam kính, nhuộm màu và soi dưới kính hiển vi. Nếu xuất hiện các tế bào rỗng thì sẽ đưa ra kết quả là người bệnh đã bị nhiễm virus HPV.
Trước khi thực hiện xét nghiệm Pap người bệnh cần lưu ý một số điều sau:
- Người bệnh không được thụt rửa âm đạo trước khi làm xét nghiệm.
- Trước khi làm xét nghiệm không được sử dụng các loại kem bôi, thuốc âm đạo… hay có những tác động khác vào vùng âm đạo gây ảnh hưởng tới kết quả chẩn đoán.
- Đối với những phụ nữ đã từng cắt bỏ tử cung, đã tiêm ngừa HPV vẫn nên thực hiện xét nghiệm Pap.
- Để đạt hiệu quả khi làm xét nghiệm Pap, thời gian tốt nhất để đi xét nghiệm Pap là 2 tuần sau chu kỳ kinh nguyệt.
- Để tránh trường hợp bệnh tái phát lại, người bệnh nên đi khám định kỳ và làm xét nghiệm Pap khoảng 2 – 3 năm/ lần, với những người nhiễm virus HPV thì nên tầm soát 1 năm/ lần.
Sàng lọc VIA xét nghiệm ung thư cổ tử cung
- Khi sang lọc VIA nếu quan sát trực tiếp cổ tử cung sau khi test Acid acetic thì đây là 1 loại acid có nồng độ thấp, không gây hại tới sức khỏe.
- Quá trình thực hiện sang lọc sẽ chỉ mất khoảng vài phút: Các bác sĩ đưa mỏ vịt vào âm đạo để quan sát cổ tử cung rồi nhỏ dung dịch Acid acetic, quan sát những thay đổi sau đó.
- Những đối tượng nên thực hiện phương pháp sàng lọc VIA là từ người có độ tuổi từ 30 – 50 tuổi, phương pháp này không áp dụng cho phụ nữ ở thời kỳ mãn kinh, để đảm bảo sức khỏe được tốt nhất nên sàng lọc 2 năm/ lần.
- Sử dụng phương pháp sàng lọc VIA được áp dụng tại cơ sở y tế cơ sở khi không có đủ điều kiện xét nghiệm HPV, Pap smear.
Phương pháp xét nghiệm bệnh ung thư cổ tử cung virus HPV
Bác sĩ – Giảng viên Cao đẳng Kỹ thuật Xét nghiệm Y học cho biết: Virus HPV là một trong những loại virus có thể lây truyền qua đường tình dục, khoảng 100 loại. Trong đó, virus HPV 16 và virus HPV 18 là hai loại nguy hiểm nhất.
Trong quá trình thực hiện xét nghiệm HPV được khuyến cáo nên kết hợp song song với xét nghiệm Pap để mang tới kết quả xét nghiệm ung thư cổ tử cung chính xác nhất.
Phương pháp xét nghiệm sinh thiết giúp chẩn đoán bệnh ung thư cổ tử cung
Khi thực hiện phương pháp xét nghiệm sinh thiết, các bác sĩ sẽ lấy ra một lượng mô lớn hơn so với những gì thu được trong phết tế bào Pap để có thể xác định được kích thước và tính chất của các tế bào cổ tử cung hoặc loạn sản – nếu có bất thường khác sẽ được xác định trên phết tế bào Pap.
Phương pháp xét nghiệm hình ảnh chụp X – quang, chụp CT scan, siêu âm, MRI
Kỹ thuật xét nghiệm chẩn đoán qua hình ảnh giúp cho người bệnh ung thư cổ tử cung ngăn chặn kịp thời các dấu hiệu xâm lấn ra ngoài xung quanh.
Ngoài ra, để xét nghiệm chẩn đoán bệnh ung thư cổ tử cung còn một số phương pháp khác như: Soi cổ tử cung, soi tươi dịch âm đạo… cũng được các bác sĩ yêu cầu bệnh nhân thực hiện trong quá trình thăm khám.
4 comments
Pingback: Cần lưu ý gì khi chỉ định thực hiện xét nghiệm đông máu
Pingback: Kỹ thuật xét nghiệm HLA-B27 được chỉ định khi nào?
Pingback: Những điều bạn cần biết khi thực hiện xét nghiệm đông máu
Pingback: Các chỉ số xét nghiệm chẩn đoán bệnh đái tháo đường