Máu chứa các kháng nguyên có bản chất là các protein và đường nằm trên bề mặt các tế bào hồng cầu và đây là cách mà các nhà khoa học phân loại nhóm máu của từng người.
Bác sĩ Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho biết Trong khi có ít nhất 33 hệ thống nhóm máu thì thực tế lâm sàng chỉ có hai hệ thống được sử dụng rộng rãi, trong đó có hệ nhóm máu Rh dương / Rh âm.
Thông tin cơ bản về nhóm máu
Mỗi giọt máu chứa các tế bào hồng cầu, mang oxy đi khắp cơ thể bạn; ngoài ra máu cũng chứa các tế bào bạch cầu giúp cơ thể chống nhiễm trùng và tiểu cầu đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông máu.
Đối với trường hợp bà mẹ mang thai có nhóm máu Rh âm như mẹ nhóm máu O Rh- khi mang thai và vấn đề có thể xảy ra nếu thai nhi mang Rh (-) hoặc ngược lại thì được gọi là bất đồng nhóm máu mẹ con. Thông thường, máu sản phụ không hòa lẫn với máu của thai nhi trong quá trình mang thai. Tuy nhiên, một lượng nhỏ máu của em bé có thể tiếp xúc với máu của sản phụ trong khi sinh hoặc nếu sản phụ bị chảy máu hoặc chấn thương bụng khi mang thai. Nếu sản phụ Rh (-) và thai nhi Rh (+), cơ thể của sản phụ có thể tạo ra các protein gọi là kháng thể Rh sau khi tiếp xúc với các tế bào hồng cầu của thai nhi.
Sự cần thiết của xét nghiệm Rh khi mang thai
Theo KTV Cao đẳng Kỹ thuật Xét nghiệm Y học Sài Gòn, các kháng thể được tạo ra không phải là vấn đề nguy hiểm trong lần mang thai đầu tiên. Mối quan tâm lớn hơn là với lần mang thai tiếp theo của cùng chính sản phụ đó. Nếu thai nhi tiếp theo mang Rh (+) thì các kháng thể Rh này có thể đi qua nhau thai và phá hủy các tế bào hồng cầu của thai nhi. Điều này có thể dẫn đến thiếu máu đe dọa tính mạng thai nhi, đây là tình trạng trong đó các tế bào hồng cầu bị phá hủy nhanh hơn khả năng sản xuất hồng cầu của cơ thể thai nhi, trong khi đó các tế bào hồng cầu đóng vai trò cực kỳ quan trọng để mang oxy đi khắp cơ thể và nuôi dưỡng thai nhi. Do đó, sản phụ mang Rh (-) được khuyến cáo nên thực hiện một số xét nghiệm máu khác như xét nghiệm sàng lọc kháng thể trong ba tháng đầu của thai kỳ, trong tuần thứ 28 của thai kỳ và khi sinh. Xét nghiệm sàng lọc kháng thể được sử dụng để phát hiện kháng thể chống lại máu Rh (+). Nếu sản phụ chưa bắt đầu sản xuất kháng thể Rh, có thể sản phụ sẽ cần tiêm một sản phẩm máu có tên là globulin miễn dịch Rh. Globulin miễn dịch ngăn cơ thể sản phụ sản xuất kháng thể Rh trong thai kỳ. Nếu em bé sinh ra mang nhóm máu Rh (-) thì không cần điều trị bổ sung, còn em bé sinh ra là Rh (+), sản phụ sẽ cần một mũi tiêm khác ngay sau khi sinh.
Nếu sản phụ Rh (-) và thai nhi có thể là Rh (+), bác sĩ có thể khuyên nên tiêm globulin miễn dịch Rh trong các tình huống máu của sản phụ có thể tiếp xúc với máu thai nhi, bao gồm sảy thai, phá thai, mang thai ngoài tử cung – khi trứng được thụ tinh và làm tổ bên ngoài tử cung, thường là trong ống dẫn trứng, cắt bỏ thai trứng, đây là khối u lành tính phát triển trong tử cung, chọc dò nước ối – xét nghiệm tiền sản trong đó mẫu chất lỏng bao quanh và bảo vệ em bé trong tử cung được lấy ra để xét nghiệm hoặc điều trị, lấy mẫu để sinh thiết gai nhau, thử nghiệm di truyền trước sinh, còn gọi là lấy mẫu xét nghiệm máu qua da tại vùng dây rốn. Máu được lấy từ tĩnh mạch trong dây rốn để tiến hành kiểm tra các bất thường về nhiễm sắc thể. Bác sĩ thường thực hiện kỹ thuật xét nghiệm y học này khi thai nhi được 18 tuần tuổi. Xét nghiệm này có nguy cơ sảy thai cao hơn xét nghiệm chọc ối hay sinh thiết gai nhau. Nói chung, xét nghiệm này chỉ được thực hiện khi kết quả của các xét nghiệm khác không rõ ràng. Nếu xét nghiệm sàng lọc kháng thể cho thấy sản phụ đã sản xuất kháng thể thì việc tiêm globulin miễn dịch Rh sẽ không có hiệu quả. Thai nhi và sản phụ sẽ được theo dõi cẩn thận và sát sao. Người đó có thể được truyền máu qua dây rốn khi mang, nếu cần thiết, thai nhi có thể được truyền máu qua dây rốn hoặc ngay sau khi sinh.