Văn bằng 2 Cao đẳng Xét nghiệm Cao đẳng Y Dược TP HCM
Trang chủ >> Kiến thức Xét nghiệm Y học >> Xét nghiệm máu gót chân trẻ sơ sinh có nên hay không?

Xét nghiệm máu gót chân trẻ sơ sinh có nên hay không?

Trong thời gian vừa qua đã có nhiều thông tin về việc xét nghiệm máu gót chân trẻ sơ sinh. Vậy các mẹ có nên thực hiện xét nghiệm hay không?

Tìm hiểu xét nghiệm máu gót chân trẻ sơ sinh

Tìm hiểu xét nghiệm máu gót chân trẻ sơ sinh

Xét nghiệm máu gót chân trẻ sơ sinh là gì?

Bác sĩ giảng viên trường cao đẳng Dược Sài Gòn cho hay để có cái hiểu rõ nét hơn về xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh. Lấy máu gót chân của bé sơ sinh (36-48 tiếng) nhằm xét nghiệm phát hiện bệnh điều trị sớm đã làm giảm thiểu những em bé bị chậm phát triển về thể lực, trí tuệ và nhiều bệnh lý khác. Để sàng lọc các bệnh lý cho trẻ, nhân viên y tế sẽ lấy máu gót chân trẻ trong vòng 48-72 giờ sau sinh, khi trẻ đã ăn sữa được hơn 8 lần. Với các bé sinh non thiếu tháng, thiếu cân, bé nên được đưa đi lấy máu gót chân trước ngày thứ 20.

Máu được lấy từ phần gót chân trẻ sẽ được cho lên giấy thấm khô chuyên biệt và sau đó mang đi xét nghiệm. Về cơ bản thì máu ở bất cứ bộ phần nào trên cơ thể bé cũng có thể đem đi xét nghiệm. Tuy nhiên, các bác sĩ chọn lấy máu ở gót chân bé là do bộ phận này có lượng màu dồi dào, đáp ứng đủ lượng cần để xét nghiệm.

Thêm nữa, với trẻ nhỏ phần gót chân là phần kém nhạy cảm hơn so với các bộ phận khác nên khi chích lấy máu trẻ sẽ ít đau hơn.

Số lượng trẻ sơ sinh được xét nghiệm hiện nay là khá thấp.

Nước ta hiện nay, tỷ lệ trẻ sơ sinh được tiến hành lấy máu gót chân làm xét nghiệm là không cao. Về cơ bản có thể giải thích sơ bộ như sau: do sự thiếu hiểu biết về y tế của các bậc phụ huynh, một số bà mẹ lo sợ sẽ gây tổn thương cho trẻ khi mới sinh ra đã phải đi lấy máu làm xét nghiệm; do mâu thuẫn giữa mẹ chồng và nàng dâu, sự bảo thủ và không chấp nhận sự tiến bộ của khoa học làm nảy sinh mâu thuẫn khi con dâu thì muốn làm xét nghiệm nhưng mẹ chồng lại cho rằng đó là sự lãng phí tiền bạc;…vv.

Việc kiểm soát các bệnh ở trẻ nhỏ thông qua lấy máu ở gót trẻ sơ sinh là vô cùng cần thiết. Ngày nay, môi trường, không khí ngày càng ô nhiễm dẫn đến ngày càng có nhiều căn bệnh lạ xuất hiện, việc chúng ta phát hiện ra bệnh tật sớm ở trẻ từ đó sẽ có hướng điều trị sớm giúp trẻ có thể khắc phục được tình trạng sức khỏe và phát triển bình thường. Nhiều bà mẹ cho rằng nhìn bề ngoài đứa trẻ có thể phần nào dự đoán được trẻ có sức khỏe bình thường hay không? Điều này hoàn toàn sai lầm, có những bệnh lý chúng ta không thể biết được bằng việc nhìn mắt thường. Khoa học Y khoa phát triển là để bảo vệ con người, là để đem lại cho các bé những điều mà mấy mươi năm trước thế hệ chúng ta khát khao có được. Người lớn đừng vì thiếu hiểu biết mà tước đi quyền lợi ấy của trẻ?

Nên cho trẻ xét nghiệm máu gót chân trẻ sơ sinh

Nên cho trẻ xét nghiệm máu gót chân trẻ sơ sinh

Lấy máu gót chân trẻ sơ sinh sẽ phát hiện những bệnh gì?

Hiện nay tại Việt Nam, các bệnh viện Phụ Sản lớn thường thường thực hiện kỹ thuật xét nghiệm lấy máu gót chân trẻ sơ sinh để sàng lọc 3 bệnh lý của trẻ sau đây:

  • Thiếu men G6PD: đây là bệnh di truyền và khi trẻ bị thiếu men G6PD thì sẽ dẫn tới tình trạng trẻ bị vàng da, nếu kéo dài có thể tăng nguy cơ bệnh lý về não. Trong trường hợp thiếu men này nhưng không bị vàng da giai đoạn sơ sinh thì có thể sẽ bùng phát bệnh sau đó, nguy hiểm hơn bệnh có thể dẫn đến tử vong.
  • Tăng tuyến thượng thận bẩm sinh: đây cũng di truyền nhưng chiếm tỷ lệ hiếm hơn, tỷ lệ trẻ mắc bệnh chiếm khoảng 1/10000. Bệnh lý này là nguyên nhân làm tuyến thượng thận không thể sản xuất hai hormone cortisol và aldosterone theo đúng nhu cầu bình thường của bé. Bệnh khiến cho bộ phận sinh dục của bé gái bắt đầu phát triển theo hướng nam tính. Điều trị bệnh tăng tuyến thượng thận bẩm sinh là bệnh kéo dài suốt cuộc đời, không có cách nào chữa dứt điểm được và khi bé gái lớn lên sinh con thì phải sinh mổ.
  • Suy giáp bẩm sinh: tuyến giáp là một tuyến nội tiết, một bộ phận rất nhỏ nhưng vô cùng quan trọng của cơ thể, nó nằm phía trước cổ. Tuyến giáp có vai trò điều hòa sự phát triển của các cơ quan, thúc đẩy sự hoạt động, trưởng thành của mọi tế bào. Như vậy tuyến giáp cũng phần nào ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ. Nếu trẻ bị suy giáp bẩm sinh nghĩa là tuyến giáp không sản xuất đủ hormone ở giai đoạn sơ sinh. Cái này do nhiều nguyên nhân và hậu quả nó gây ra là làm đần độn trẻ.

Như vậy, chúng ta có thể thấy việc lấy máu ở gót chân trẻ sơ sinh đi làm xét nghiệm có vai trò hết sức quan trọng đến việc phát hiện sớm bệnh ở trẻ, từ đó có thể giúp trẻ có được sự phát triển toàn diện hơn.

Có thể bạn quan tâm

Những điều cần biết về Xét nghiệm PCR

Xét nghiệm PCR, viết tắt của Polymerase Chain Reaction được xem là một công cụ …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *