Văn bằng 2 Cao đẳng Xét nghiệm Cao đẳng Y Dược TP HCM
Trang chủ >> Chưa được phân loại >> Không thể trở thành Điều dưỡng viên giỏi nếu thiếu chữ “Tâm”

Không thể trở thành Điều dưỡng viên giỏi nếu thiếu chữ “Tâm”

Với một Điều dưỡng viên chữ “tâm” luôn là tôn chỉ hành nghề, bởi nếu không có cái tâm với công việc thì khó có thể vượt qua được khó khăn vất vả của nghề này

Không thể trở thành Điều dưỡng viên giỏi nếu thiếu chữ "Tâm"

Không thể trở thành Điều dưỡng viên giỏi nếu thiếu chữ “Tâm”

Trở thành một  Điều dưỡng viên là ước mơ ấp ủ từ lâu của cô gái tên Trinh

Sinh ra trong một gia đình nghèo khó, tình yêu với nghề Điều Dưỡng của Trinh xuất phát từ những đêm thức trắng để chăm sóc cho người mẹ bị bệnh hen xuyễn. Được sự động viên của bố, sau khi tốt nhiệp THPT, Trinh nộp hồ sơ xét tuyển Cao đẳng Điều Dưỡng vào Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur. Với sự chỉ dẫn nhiệt tình của thầy cô trong khoa Trinh đã có thể tiếp thu kiến thức một cách rõ ràng. Trinh vẫn còn nhớ mặc dù ngày đó còn khó khăn nhưng nhà trường đã mạnh dạn đầu tư nhiều loại trang thiết bị tiên tiến và hiện đại giúp việc học tập nghiên cứu của Trinh cũng như các bạn sinh viên khác được thuận tiện nhất.

Sau khi ra trường với tấm bằng Giỏi trên tay, Trinh được nhận vào làm việc tại Bệnh viện Đa khoa của Huyện. Trong quá trình điều trị cho bệnh nhân, Trinh nhận ra là Điều dưỡng viên thì chỉ có kiến thức chuyên môn thôi chưa đủ Trinh cần phải thật tinh ý, năng động và phải có một tấm lòng của lương y. Với tình yêu nghề cháy bỏng cùng với sự cố gắng và nỗ lực không ngừng nghỉ Trinh đã nhanh chóng vượt qua được những bỡ ngỡ ban đầu để có thể hoàn thành tốt công việc của mình.

Sau khi đi làm được 1 năm Trinh tiếp tục quyết định nâng cao trình độ và tay nghề của mình,qua tìm hiểu quy trình liên thông đại học Điều dưỡng từ trang tin giáo dục tuyển sinh Trinh đã đăng kí học liên thông đại học Điều dưỡng, với những kiến thức được theo học tại đây khiến Trinh càng yêu thêm cái nghề “Làm dâu trăm họ” này. Sau khi ra trường, mặc dù được điều lên làm việc ở bệnh viên tuyến tỉnh nhưng cô xin phép được ở lại với nguyện ước mang kiến thức và y đức của mình phục vụ cho người dân quên mình.

Trở thành một Điều dưỡng viên là một quá trình gian khổ

Trở thành một Điều dưỡng viên là một quá trình gian khổ

Không có chữ “tâm” không thể theo đuổi và vượt qua khó khăn của nghề Điều dưỡng

Theo chia sẻ của Trinh – đến nay cô đã có hơn 8 năm công tác trong ngành: Đi theo ngành Điều dưỡng ngay từ đầu tôi đã xã định đây là một ngành vất vả và khó khăn, nhưng chưa khi nào tôi nghĩ nỗi khó khăn vất vả của chúng lại lớn đến thế. Ai đã từng có người nhà bị bệnh thì sẽ rõ chăm một người nhà bị bệnh đã khó khăn, khổ sở đến nhường nào vậy mà những người Điều dưỡng như chúng tôi một ngày phải chăm sóc đến hàng chục bệnh nhân, mà mỗi người một tính cách, một mong muốn, nhiều khi tôi thấy mình quay như chong chóng không có thời gian nghỉ ngơi. Đã có những lúc tôi cũng đã có ý định bỏ nghề để theo đuổi một ngành nghề khác nhàn hạ hơn. Nhưng mỗi lần nhìn thấy bệnh nhân mình chăm sóc phục hồi và khỏe mạnh từng ngày, tôi lại có thêm động lực cố gắng. Những lúc này chữ “Tâm”  của Điều dưỡng viên lại sáng rực trong đầu tôi khiến tôi có động lực gắn bó với nghề.

Không phải vô cớ mà người ta nói nghề điều dưỡng là nghề “làm dâu trăm họ”. Lý do là vì mỗi một ngày một Điều dưỡng viên từng tốt nghiệp Cao đẳng Điều dưỡng như Trinh phải tiếp xúc với rất nhiều người từ bệnh nhân đến người nhà bệnh nhân mà đông người thì nhiều ý kiến không biết phải làm sao cho hài lòng tất cả mọi người.

Đối với mỗi bệnh nhân những điều dưỡng viên như Trinh lại phải có những mức độ chăm sóc khác nhau. Với những bệnh nhân nhẹ có thể tự chăm sóc bản thân làm những công việc như ăn uống, tắm rửa thì công việc của điều dưỡng viên sẽ nhẹ nhàng hơn. Nhưng ngược lại với những bệnh nhân mất khả năng tự phục vụ thì điều dưỡng viên lại là người trực tiếp phải hỗ trợ họ từ những công việc căn bản nhất. Thế mới thấu hiểu được những vất vả khốn khó của nghề mà không phải người trong ngành thì khó có mà cảm nhận hết được.

Điều dưỡng viên là nghề làm dâu trăm họ

Điều dưỡng viên là nghề làm dâu trăm họ

Trinh tâm sự “Dù ngành điều dưỡng có nhiều khó khăn, có vất vả nhưng đã chót yêu cái nghề này rồi thì vẫn phải cố gắng và gắn bó với nghề, nhìn bệnh nhân phục hồi hàng ngày là niềm hạnh phúc lớn nhất của tôi”.

Nguồn:Trung cấp Y Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

Những phương pháp xét nghiệm thông thường trong lĩnh vực y tế

Có nhiều loại xét nghiệm thường được thực hiện, và việc hiểu rõ về chúng …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *