Văn bằng 2 Cao đẳng Xét nghiệm Cao đẳng Y Dược TP HCM
Trang chủ >> Kiến thức Xét nghiệm Y học >> Nồng độ cồn tồn tại trong cơ thể bao nhiêu lâu?

Nồng độ cồn tồn tại trong cơ thể bao nhiêu lâu?

Từ ngày 1-1-2020 Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia có hiệu lực. Vì vậy câu hỏi “Sau uống rượu bao lâu được lái xe, nồng độ cồn tồn tại bao lâu trong cơ thể”… được nhiều bạn trẻ quan tâm.

Nồng độ cồn tồn tại trong cơ thể bao nhiêu lâu?

Từ ngày 1-1-2020 Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia có hiệu lực. Một trong những điểm quan trọng của bộ luật này là nghiêm cấm hành vi điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn, thay vì quy định ngưỡng nồng độ cồn trong máu như trước đây. Quy định này góp phần giảm thiểu tình trạng tai nạn giao thông do rượu bia gây ra.

Nồng độ cồn có thể tồn tại nhiều giờ trong cơ thể người uống rượu bia?

Thời gian từ khi uống rượu đến khi kiểm tra có âm tính với nồng độ cồn hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trước tiên, phụ thuộc vào lượng rượu uống vào trong cơ thể. Nếu uống càng nhiều, độ nặng của rượu càng cao thì nồng độ càng lớn và thời gian để cơ thể bài trừ nồng độ cồn cũng sẽ lâu hơn. Uống khi đói thì rượu hấp thu càng nhanh. Uống khi no thì hấp thu rượu càng chậm, thời gian đào thải càng lâu hơn. Uống rượu kéo dài, triền miên thì nồng độ cồn tồn tại trong cơ thể càng lâu hơn.

Nồng độ cồn tồn tại trong máu tùy theo tính chất rượu, và cơ địa người uống. Cồn trong máu có thể tồn tại nhiều giờ. Uống rượu bia nhiều từ tối hôm trước, có thể đến sáng hôm sau nồng độ cồn vẫn còn. Do đó cần hạn chế thấp nhất số lần uống rượu bia; giảm thấp nhất số lượng uống vào, trong trường hợp uống rượu bia.

Nồng độ cồn có thể tồn tại nhiều giờ trong cơ thể

Phân biệt cồn rượu và cồn do thực phẩm có chứa ethanol

Theo trang Cao đẳng xét nghiệm, để kiểm tra nồng độ cồn với người điều khiển phương tiện giao thông, lực lượng chức năng tiến hành đo nồng độ cồn của lái xe bằng 2 bước, test nhanh và xét nghiệm máu. Nếu nồng độ cồn trong hơi thở dương tính, với mức thấp thì sẽ xét nghiệm máu để khẳng định, nên những trường hợp sử dụng đồ ăn có chứa ethanol dẫn tới hơi thở có nồng độ cồn sẽ không bị phạt hành chính theo nghị định 100.

Theo tổng hợp tin tức, cũng khẳng định không thể có một câu trả lời chung cho tất cả mọi người về việc sau bao lâu thì hết nồng độ cồn trong máu, vì mức độ thải lọc cồn phụ thuộc vào chức năng gan của mỗi người. Nhưng cần đảm bảo nguyên tắc “đã uống rượu bia thì không điều khiển phương tiện giao thông”. Thực tế được ghi nhận tại các bệnh viện trên cả nước, số ca chấn thương nặng, đa chấn thương do tai nạn giao thông có tỷ lệ lớn liên quan đến sử dụng rượu bia. Có thời điểm, 50% các ca cấp cứu tai nạn giao thông đều có liên quan sử dụng rượu bia.

Tuy nhiên, để cơ thể có thể đào thải hết hoàn toàn 1 đơn vị cồn, cơ thể còn phải mất khoảng 2 giờ nữa. Ngược lại, đối với người có bệnh gan thì thời gian sẽ lâu hơn.

Còn nếu uống nhiều, uống bất chấp, thậm chí cả két bia, cả chai rượu thì không thể xác định được chính xác nồng độ cồn, nếu không xét nghiệm máu. Khi đó lượng rượu bia gan không dung nạp và chuyển hóa được sẽ trở thành chất độc đi vào máu và gây nguy hiểm khôn lường đến sức khỏe do ngộ độc ethanol.

Trong máu có nồng độ cồn gây nguy hiểm gì?

Sử dụng rượu bia không chỉ gây nguy hiểm đến sức khỏe người uống, mà còn gây ảnh hưởng đến mọi người xung quanh. Đặc biệt sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông sẽ vô tình gây ra các vụ tai nạn thương tâm, gây tổn thất về kinh tế và sức khỏe, mạng sống con người.

Nồng độ cồn cao sẽ bị xử phạt theo quy định

Bên cạnh đó,  theo Nghị định 100, mức phạt đối với người uống rượu, bia lái xe là một trong những mức phạt tăng mạnh nhất, được phân ra 3 mức phạt tùy theo nồng độ cồn đo được từ tài xế.

Mức 1: Chưa vượt quá 50mg/100ml máu hoặc 0,25mg/1l khí thở

Ô tô: 06 – 08 triệu đồng; Tước GPLX từ 10 – 12 tháng

Xe máy: 02 – 03 triệu đồng; Tước GPLX từ 10 – 12 tháng

Xe đạp, xe đạp điện: 80.000 – 100.000 đồng

Mức 2: Vượt quá 50mg đến 80mg/100ml máu hoặc quá 0,25mg đến 0,4mg/1l khí thở

Ô tô: 16 – 18 triệu đồng; Tước GPLX từ 16 – 18 tháng

Xe máy: 04 – 05 triệu đồng; Tước GPLX từ 16 – 18 tháng

Xe đạp, xe đạp điện: 200.000 – 400.000 đồng

Mức 3: Vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/1l khí thở

Ô tô: 30 – 40 triệu đồng; Tước GPLX 22 – 24 tháng

Xe máy: 06 – 08 triệu đồng; Tước GPLX 22 – 24 tháng

Xe đạp: 600 – 800.000 đồng

Nguồn: kythuatxetnghiem.com tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Các loại xét nghiệm dị nguyên và vai trò trong chẩn đoán dị ứng

Xét nghiệm dị nguyên là một công cụ quan trọng trong việc xác định những …