Xét nghiệm máu là xét nghiệm phân tích đo hàm lượng chất nhất định trong mẫu máu có giá trị trong chẩn đoán. Vậy có các loại xét nghiệm máu cơ bản nào, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
- Những kỹ thuật giúp phát hiện sớm bệnh đột quỵ não
- Một số kỹ thuật Xét nghiệm y học cần làm trong 3 tháng đầu thai kỳ
- Phát hiện những căn bệnh xã hội bằng kỹ thuật Xét nghiệm Y học
Theo các Giảng viên Cao đẳng kỹ thuật Xét nghiệm Y học Sài Gòn cho biết: Có hai loại xét nghiệm cơ bản là xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu và xét nghiệm sinh hóa máu tùy vào đánh giá chẩn đoán mà bác sĩ sẽ chỉ định kiểm tra các yếu tố cụ thể hơn.
Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu
Xét nghiệm này thường được gọi là xét nghiệm công thức máu toàn phần, là xét nghiệm được chỉ định phổ biến nhất trong kiểm tra sức khỏe tổng quát cũng như chẩn đoán điều trị bệnh. Xét nghiệm này cho biết các rối loạn và bệnh về máu cơ bản như: ung thư máu, nhiễm trùng, thiếu máu, rối loạn hệ miễn dịch, gặp vấn đề đông máu.
Là một trong các loại xét nghiệm máu, Tổng phân tích máu toàn phần có ý nghĩa chẩn đoán, xét nghiệm cần kiểm tra đo lường nhiều yếu tố khác nhau như:
Các tế bào hồng cầu: Tế bào hồng cầu trong máu có chức năng vận chuyển oxy từ phổi đến mọi cơ quan trong cơ thể, phục vụ cho hoạt động của các tế bào và mô. Định lượng tế bào hồng cầu cho biết cơ thể có bị mất nước, thiếu máu, chảy máu hoặc các chứng rối loạn liên quan khác hay không.
Tế bào bạch cầu của máu: Tế bào bạch cầu trong máu giữ vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch, giúp ngăn ngừa, loại bỏ các yếu tố lạ gây nguy hiểm cho cơ thể. Xét nghiệm máu kiểm tra mật độ tế bào bạch cầu cho biết dấu hiệu các bệnh: Rối loạn hệ miễn dịch, nhiễm trùng, ung thư máu. Ngoài ra, kiểm tra số lượng các loại bạch cầu trong máu cũng có vai trò quan trọng trong chẩn đoán bệnh.
Các tiểu cầu: Tiểu cầu là thành phần có vai trò làm đông máu khi xảy ra vết thương hoặc vỡ thành mạch máu, giúp máu ngừng chảy. Kỹ thuật xét nghiệm y học công thức máu toàn phần sẽ kiểm tra mức tiểu cầu để chẩn đoán các bệnh lý: Rối loạn chảy máu hoặc dễ tụ huyết khối.
Hematocrit: Đây được coi là thước đo hồng cầu trong máu, cho biết tình trạng cơ thể thiếu máu hoặc mất nước. Ngoài ra, kiểm tra mức Hematocrit cao thấp bất thường cũng cho biết nguy cơ rối loạn máu hoặc tủy xương.
Hemoglobin: Đây là loại protein có vai trò mang oxy cùng máu đi khắp cơ thể. Xét nghiệm định lượng mức Hemoglobin trong máu để xác định nguy cơ mắc bệnh thiếu máu, hồng cầu hình liềm, rối loạn máu hay Thalassemia. Mức Hemoglobin cũng cho biết tình trạng tiểu đường.
Các xét nghiệm sinh hóa máu
Xét nghiệm sinh hóa máu thường thực hiện trên huyết tương, định lượng các thành phần trao đổi chất cơ bản của máu. Kết quả xét nghiệm sinh hóa máu cho biết tình trạng các cơ quan như: tim, xương, các cơ, thận, gan,… Ngoài ra, xét nghiệm sinh hóa máu cũng gồm kiểm tra canxi, đường huyết, điện giải, kiểm tra chức năng thận nên cần nhịn ăn trước khi thực hiện.
Các loại xét nghiệm sinh hóa máu thường được chỉ định như:
Định lượng canxi trong máu: Canxi là loại khoáng chất quan trọng của cơ thể, đặc biệt liên quan đến hoạt động của xương khớp. Đo lượng canxi trong máu giúp phát hiện các dấu hiệu sớm của bệnh về xương, ung thư, tuyến giáp, bệnh thận, rối loạn hoặc suy dinh dưỡng.
Kiểm tra chất điện giải trong máu: Các chất điện giải giúp duy trì mức chất lỏng, cân bằng áp suất và nồng độ acid trong cơ thể, gồm các ion như: Natri, Kali, Clorua,… Kiểm tra mức điện giải trong máu cho biết dấu hiệu mất nước cơ thể hoặc bệnh lý về gan, thận, huyết áp, suy tim, rối loạn khác,…
Xét nghiệm chức năng thận: Xét nghiệm máu định lượng nồng độ Ure và Creatinin (đều là chất thải thận lọc ra) cho biết dấu hiệu của bệnh thận hoặc rối loạn chức năng thận.
Kiểm tra đường huyết: Xét nghiệm đường huyết (đo nồng độ glucose trong máu) kiểm tra nguy cơ bệnh tiểu đường. Xét nghiệm CK-MB: CK-MB là một sản phẩm được giải phóng khi cơ tim bị tổn thương, vì thế nếu xuất hiện chất này trong máu thì bạn đang bị đau tim và các bệnh lý khác liên quan.
Xét nghiệm enzym: Theo trang tin tức y dược Enzym máu cũng được dùng để kiểm tra các cơn đau tim, chủ yếu định lượng Creatinin Kinase và troponin. Trong đó Troponin là loại protein xuất hiện trong máu nếu tế bào hoặc cơ tim bị tổn thương, nồng độ trong máu càng cao thì tình trạng bệnh càng nặng.
Xét nghiệm máu đánh giá nguy cơ mắc bệnh tim: Cụ thể, xét nghiệm máu đánh giá nguy cơ bệnh tim động mạch vành sẽ định lượng mật độ cholesterol trong máu các loại như:
- Cholesterol xấu: nếu tích tụ sẽ gây tắc nghẽn động mạch, nguy cơ xơ vữa động mạch.
- Cholesterol tốt: Ngăn ngừa tắc nghẽn động mạch, có chức năng ngược với Cholesterol xấu.
- Triglycerid: Cũng được định lượng kiểm tra để đánh giá nguy cơ mắc bệnh tim.
One comment
Pingback: Tìm hiểu Kỹ thuật xét nghiệm kháng thể kháng ADN