Văn bằng 2 Cao đẳng Xét nghiệm Cao đẳng Y Dược TP HCM
Trang chủ >> Kiến thức Xét nghiệm Y học >> Tìm hiểu: Xét nghiệm nhanh virus SARS-CoV-2 là gì?

Tìm hiểu: Xét nghiệm nhanh virus SARS-CoV-2 là gì?

Xét nghiệm nhanh SARS-CoV-2 là phương pháp quan trọng để sàng lọc người nhiễm hoặc ước tính tỷ lệ người nhiễm trong cộng đồng. Hiện nay phương thức xét nghiệm nhanh đang được sử dụng rộng rãi tại nhiều cơ sở y tế trên cả nước.

Tìm hiểu: Xét nghiệm nhanh virus SARS-CoV-2 là gì?

Tìm hiểu: Xét nghiệm nhanh virus SARS-CoV-2 là gì?

Theo nguồn kiến thức xét nghiệm Y học, xét nghiệm nhanh là xét nghiệm định tính hoặc bán định lượng kháng thể chống SARS-CoV-2 trong máu. Ưu điểm của loại xét nghiệm này là rẻ và nhanh, mục đích để sàng lọc người nhiễm hoặc ước tính tỷ lệ người nhiễm trong cộng đồng chứ không phải là để chẩn đoán xác định.

Xét nghiệm nhanh dương tính có nghĩa là người đó có kháng thể chống SARS-CoV-2 trong máu được hình thành tối thiểu từ 7 – 14 ngày trước đó sau phơi nhiễm với nguồn lây hoặc sau khi bị nhiễm bệnh. Tuy nhiên, nếu người đó bị nhiễm bệnh trước khi làm xét nghiệm nhanh vài ngày (< 7 ngày) thì chắc chắn xét nghiệm nhanh sẽ âm tính.

Để chẩn đoán xác định nhiễm bệnh, ngoài xét nhanh dương tính thì phải có xét nghiệm RT-PCR dương tính. Tuy nhiên, nếu xét nghiệm nhanh dương tính mà xét nghiệm RT-PCR âm tính thì có thể lý giải rằng người đó đã từng phơi nhiễm với nguồn lây hoặc đã từng nhiễm bệnh và khả năng lây bệnh cho người khác không còn.

Ngược lại, nếu xét nghiệm nhanh âm tính mà xét nghiệm RT-PCR dương tính thì khả năng người đó mới bị nhiễm bệnh trong một vài ngày gần đây (< 7 ngày) và kháng thể chống SARS-CoV-2 chưa kịp hình thành trong máu. Đây chính là khoảng trống “chết người” nếu chúng ta chủ quan không tiếp tục cách ly cho đủ ít nhất 14 ngày để chắc chắn rằng chúng ta không nhiễm bệnh (không có triệu chứng, hoặc xét nghiệm nhanh hoặc xét nghiệm RT-PCR âm tính) để tránh lây bệnh cho người khác và cộng đồng.

Vì lý do kinh tế, kỹ thuật và thời gian cho nên xét nghiệm RT-PCR không thể làm rộng rãi trong cộng đồng. Xét nghiệm nhanh hiện nay vẫn là công cụ hữu hiệu nhất giúp cho Chính phủ, Bộ Y tế chống dịch nếu chúng ta tuân thủ các khuyến cáo phòng chống dịch bệnh, nhất là tuân thủ việc cách ly theo quy định sau khi đi từ vùng dịch về.

Ở Hà Nội có thể xét nghiệm Covid-19 ở đâu?

Ở Hà Nội có thể xét nghiệm Covid-19 ở đâu?

Cô Nguyễn Thị Yến – Giảng viên đào tạo Cao đẳng Xét nghiệm và chịu trách nhiệm tư vấn tuyển sinh Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, trong tình huống COVID-19 diễn biến hết sức phức tạp, xét nghiệm là một trong những hoạt động quan trọng nhằm phát hiện sớm và chính xác các tác nhân gây bệnh.

Theo Bộ Y tế, cả nước hiện có 118 phòng xét nghiệm có năng lực xét nghiệm phát hiện SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật Realtime RT-PCR, trong đó có 66 phòng đã được phép xét nghiệm khẳng định COVID-19, công suất xét nghiệm tối đa khoảng 31.000 mẫu/ngày.

Hà Nội có các đơn vị có khả năng xét nghiệm virus SARS-COV-2 theo tiêu chuẩn bao gồm:

  • Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung Ương
  • Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương.
  • Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội
  • Viện Đào tạo y học dự phòng và y tế công cộng
  • Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung Ương
  • Bệnh viện Bạch Mai
  • Bệnh viện Nhi Trung Ương
  • Bệnh viện Phổi Trung Ương
  • Viện Y học Dự phòng Quân Đội
  • Trung tâm nhiệt đới Việt Nga
  • Bệnh viện Trung ương Quân Đội 108.
  • Bệnh viện 103
  • Bệnh viện Medlatec
  • Bệnh viện Đa khoa Đức Giang
  • Viện Thú y
  • Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung Ương…

Bộ Y tế yêu cầu các phòng xét nghiệm phải tuân thủ quy trình, phương pháp xét nghiệm theo hướng dẫn của nhà sản xuất sinh phẩm chẩn đoán, khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO)/Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ; đảm bảo chất lượng xét nghiệm và an toàn sinh học.

Các kỹ thuật xét nghiệm mà các phòng xét nghiệm này có thể thực hiện gồm: xét nghiệm sinh học phân tử (Realtime RT-PCR) để phát hiện ARN của virus SARS-CoV-2 trong bệnh phẩm đường hô hấp; xét nghiệm nhanh đối với bệnh phẩm đường hô hấp, máu; xét nghiệm miễn dịch học (ELISA…) đối với bệnh phẩm đường hô hấp, máu.

Trường hợp kết quả xét nghiệm dương tính, cơ sở xét nghiệm thông báo kết quả cho ban chỉ đạo địa phương và báo cáo ban chỉ đạo quốc gia.  Trường hợp kết quả xét nghiệm âm tính, cơ sở xét nghiệm thông báo kết quả xét nghiệm cho đơn vị gửi mẫu.

Hiện nay dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp trên toàn thế giới. Vì thế, mỗi người dân cần cập nhật đầy đủ thông tin về dịch bệnh này.

Nguồn: kythuatxetnghiem.com tổng hợp

 

Có thể bạn quan tâm

Xét nghiệm ARN là gì? Những trường hợp được áp dụng xét nghiệm ARN

Có nhiều loại xét nghiệm ARN khác nhau và chúng có thể được thực hiện …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *