Văn bằng 2 Cao đẳng Xét nghiệm Cao đẳng Y Dược TP HCM
Tin mới
Trang chủ >> Chưa được phân loại >> Xét nghiệm máu RF chẩn đoán bệnh viêm khớp hiệu quả

Xét nghiệm máu RF chẩn đoán bệnh viêm khớp hiệu quả

Xét nghiệm RF giúp phát hiện và đo các yếu tố dạng thấp trong máu. Thực hiện xét nghiệm RF chính là một kiểm tra giúp bạn khẳng định mình có bị viêm khớp không.

Xét nghiệm RF là gì?

Xét nghiệm Rheumatoid Factor (RF) là một xét nghiệm máu giúp chẩn đoán bệnh viêm khớp, đặc biệt là viêm khớp dạng thấp. RF là một kháng thể tự sinh, là một protein được sản xuất bởi hệ thống miễn dịch của cơ thể, tấn công các mô để nhận định nhầm lẫn của các mô ngoại lai.

Xét nghiệm RF là kết quả để bạn có thể khẳng định bị viêm khớp hay không, theo kiến thức xét nghiệm Y học có khoảng 75 % số người bị RA và 70% của những người bị hội chúng Sjogren sẽ có xét nghiệm dương tính. RF cũng có thể được phát hiện ở những người bị một loạt các rối laonj, bị nhiễm trùng hoặc mắc các bệnh ung thư.

Xét nghiệm RF được sử dụng như thế nào?

Xét nghiệm RF được sử dụng như thế nào?

Xét nghiệm RF được sử dụng như thế nào?

Xét nghiệm RF được sử dụng để giúp chẩn đoán các bệnh viêm khớp và giúp phân biệt chúng với các dạng viêm khớp hoặc bệnh lý khác khi có cùng những triệu chứng.

Trong chẩn đoán RA thì nó phụ thuộc rất nhiều vào các hình ảnh lâm sàng, một trong những dấu hiệu có thể không có mặt hoặc không điển hình. Hơn nữa các dấu hiệu và triệu chứng này không phải luôn được xác đụng rõ ràng. Xét nghiệm RF là một trong những công cụ có thể được sử dụng để giúp thực hiện chẩn đoán khi bị RA.

Theo các Dược sĩ Trung cấp Dược TPHCM , xét nghiệm RF cũng có thể được chỉ định cùng với xét nghiệm liên quan đến tự miễn dịch khác, chẳng hạn như một kháng thể nhân, các dấu hiệu quả viêm để đáng giá các tế bào máu của cơ thể. Ngoài ra nó cũng có thể được xác định cùng với những xét nghiệm Anti-SS-A và anti-SS-B.

Khi nào được chỉ định thực hiện xét nghiệm RF ?

Theo các Dược sĩ Trường Cao Đẳng Y Dược TPHCM Xét nghiệm RF có để được chỉ định thực hiện khi một người có dấu hiệu của RA. Các triệu chứng mà người bệnh thường gặp là đau, nóng, sưng và cứng các khớp vào buổi sáng. Các nốt dưới da và bị các bệnh tiến triển lên hình ảnh của X-quang cho thấy viêm sưng khớp hoặc mất sụn. Người ta cũng có thể thực hiện xét nghiệm RF nhiều lần, nếu các triệu chứng không giảm.

Khi nào được chỉ định thực hiện xét nghiệm RF ?

Khi nào được chỉ định thực hiện xét nghiệm RF ?

Ngoài ra khi người bệnh có dấu hiệu khô miệng, da khô và đau các cơ và khớp thì cũng có thể sử dụng các xét nghiệm RF.

Kết quả xét nghiệm RF có ý nghĩa gì?

Kết quả xét nghiệm RF, phối hợp với các triệu chứng lâm sàng và tiền sử thì các bác sĩ sẽ chẩn đoán RA và các bệnh khác. Ở những người bình thường có dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm khớp, sự hiện diện của nồng độ RF tăng thì sẽ cho kết quả người đó có thể bị RA không?

Kết quả xét nghiệm RF âm tính không loại trừ RA và các hội chứng Sjogren thì có khoảng 20% những người bị RA và những người có hội chứng Sjogren có xét nghiệm  RF âm tính. Xét nghiệm dương tính cũng có thể nhìn thấy ở những người khỏe mạng ở những người viêm nội tâm mạc, lupus, bệnh lao, giang mai,….

Ngoài ra để có thể biết thêm các thông tin sức khỏe-giáo dục thì bạn cũng có thể tìm hiểu thêm các kỹ thuật xét nghiệm chẩn đoán bệnh viêm khác.

Hiền- kythuatxetnghiem.com

Có thể bạn quan tâm

Có thể đăng ký Liên thông Cao đẳng khi đã tốt nghiệp Trung cấp Xét nghiệm hay không?

Em đã tốt nghiệp Trung cấp Xét nghiệm và giờ muốn học lên hệ Cao …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *