Các nhà khoa học vừa phát hiện ra dấu ấn sinh học trong máu có liên quan đến bệnh Alzheimer. Vì thế, phương pháp xét nghiệm máu có thể dự đoán căn bệnh này từ sớm để can thiệp kịp thời nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
- Mỹ cấp phép sử dụng bộ xét nghiệm COVID-19 đầu tiên tại nhà
- “Mặt trái” của xét nghiệm sàng lọc ung thư sớm
- Xét nghiệm chất thải với hy vọng phát hiện sớm virus SARS-CoV-2
Xét nghiệm máu có thể dự đoán bệnh Alzheimer
Xét nghiệm máu có thể dự đoán bệnh Alzheimer
Trong khi chưa có phương pháp điều trị hiệu quả, các nhà khoa học đang cố gắng chẩn đoán tốt hơn căn bệnh Alzheimer. Theo đó, việc đưa ra một xét nghiệm để xác định các giai đoạn sớm của bệnh có thể giúp điều trị sớm hơn, trì hoãn các tác động của bệnh lên não và nhờ đó cải thiện cuộc sống hàng ngày của các bệnh nhân.
Theo một số sinh viên theo học Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, tầm soát bệnh bằng xét nghiệm máu là một phương pháp đã được nghiên cứu trong nhiều năm. Một nghiên cứu mới, được công bố trên tạp chí Nature Aging, nhấn mạnh sự hiện diện của hai phân tử quan trọng có tên là “ptau 181” và “NfL”. Sự hiện diện của các dấu ấn sinh học này trong máu được cho là có liên quan đến bệnh ở những bệnh nhân bắt đầu xuất hiện suy giảm nhận thức nhẹ. Nhóm các nhà nghiên cứu Thụy Điển và Anh đã theo dõi gần 600 người trong vòng 4 năm; đã thực hiện các xét nghiệm máu và kiểm tra nhận thức thường xuyên để theo dõi sự tiến triển của bệnh Alzheimer. Họ đã phân tích sự hiện diện và nồng độ của một số dấu ấn sinh học trong máu ở các bệnh nhân và phát hiện ra rằng sự kết hợp của bộ đôi phân tử “ptau 181” và “NfL” dự đoán đến 88% về bệnh Alzheimer.
Theo ông Musaid Husain, giáo sư thần kinh học tại Đại học Oxford, những kết quả này có thể thay đổi cách tiếp cận về bệnh Alzheimer. Còn ông Richard Oakley, Trưởng nhóm nghiên cứu của Tổ chức từ thiện Alzheimer’s Society cho biết: “Nếu những dấu hiệu về máu này có thể dự đoán sự khởi phát của bệnh Alzheimer ở số lượng người lớn hơn và không đồng nhất hơn, chúng ta có thể chứng kiến một cuộc cách mạng trong điều trị bệnh này”.
Tổn thương não do COVID-19 có thể gây bệnh Alzheimer
Tổn thương não do COVID-19 có thể gây bệnh Alzheimer
Theo nguồn kiến thức xét nghiệm Y học cập nhật, ngày càng nhiều nghiên cứu cho thấy, SARS-CoV-2 có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến não tới mức gây ra sự phát triển của bệnh Alzheimer… Vì vậy, việc theo dõi các dấu hiệu rối loạn thần kinh là cần thiết ở bệnh nhân mắc COVID-19.
Các nghiên cứu trước đây cho thấy SARS-CoV-2 có thể gây ra các rối loạn thần kinh, nhưng nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Đại học Liverpool (Anh) còn cho thấy, loại virus này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến não tới mức gây ra sự phát triển của bệnh Alzheimer.
BS Benedict Michael thuộc Đại học Liverpool cho biết, chúng tôi đang nhận được ngày càng nhiều báo cáo lâm sàng về các triệu chứng thần kinh không giải thích được ở bệnh nhân mắc COVID-19. Chúng bao gồm từ viêm não đến loạn thần và catatonia (hội chứng căng trương lực, là một rối loạn tâm thần và ảnh hưởng đến khả năng di chuyển bình thường của một người). Loại virus mới này có thể tấn công não, gây ra các triệu chứng sa sút trí tuệ, bệnh Alzheimer.
Nghiên cứu của các nhà khoa học Đại học Johns Hopkins, Đại học Yale, cũng ủng hộ ý kiến này, cho rằng những tác động nghiêm trọng của COVID-19 đối với hệ thần kinh trung ương, kích thích suy giảm nhận thức, hoặc bệnh Alzheimer trong tương lai và khuyến cáo rằng bệnh nhân mắc COVID-19 nên chụp MRI não trước khi xuất viện để tìm hiểu xem bệnh có gây tác tác hại đến não không.
Ngoài ra, các chuyên gia tin rằng, SARS-CoV-2 có thể kích hoạt sự phát triển của hội chứng Guillain-Barré. Hội chứng này là một bệnh rất hiếm gặp và nghiêm trọng ảnh hưởng đến các dây thần kinh. Nó ảnh hưởng đến khả năng vận động của các chi, gây tê, yếu, đau, đôi khi, đe dọa đến tính mạng. Một số người gặp vấn đề lâu dài, vì hội chứng này làm giảm hoạt động của hệ thống miễn dịch. Các nhà nghiên cứu cho biết.
Các chuyên gia cho biết, ngay cả trong số những người trẻ tuổi bị nhiễm SARS-CoV-2 tương đối nhẹ, tổn thương thần kinh có thể gây ra các triệu chứng tâm thần tiêu cực kéo dài, bao gồm mệt mỏi mãn tính, trầm cảm, rối loạn tâm thần, rối loạn, hưng cảm. Vì vậy, cần kiểm tra não của những bệnh nhân đã trải qua COVID-19 bằng MRI để xác định các triệu chứng có thể của chứng mất trí và theo dõi các dấu hiệu rối loạn nói trên ở bệnh nhân mắc COVID-19.
Nguồn: kythuatxetnghiem.com tổng hợp