Văn bằng 2 Cao đẳng Xét nghiệm Cao đẳng Y Dược TP HCM
Trang chủ >> Kiến thức Xét nghiệm Y học >> Xét nghiệm máu có phát hiện chính xác bệnh ung thư sớm?

Xét nghiệm máu có phát hiện chính xác bệnh ung thư sớm?

Hiện nay theo thống kê của ngành Y tế ở nước ta ước tính có khoảng 150.000 trường hợp mới mắc và 75.000 người bị tử vong mỗi năm. Chẩn đoán sớm bệnh ung thư dựa trên các phương pháp kỹ thuật xét nghiệm y học giúp bệnh nhân điều trị kịp thời.

bao-quan-mau-xet-nghiem

Làm xét nghiệm máu để phát hiện sớm bệnh ung thư?

Làm Kỹ thuật xét nghiệm máu có giúp chuẩn đoán chính xác mầm bệnh ung thư?

Đây là phương pháp tìm dấu ấn ung thư hay chính xác hơn là định lượng dấu ấn ung thư trong máu cũng có giá trị nhất định nếu biết cách sử dụng. Kỹ thuật xét nghiệm này thật sự hữu ích trong đánh giá tình trạng nặng, nhẹ cũng như dự đoán diễn tiến của bệnh trong quá trình điều trị.

Bác sĩ sẽ lấy một lượng máu nhỏ từ cơ thể bệnh nhân đem đi xét nghiệm nhằm xác định số lượng hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu đồng thời tiến hành phân loại tế bào bạch cầu. Đối với những người bình thường, tế bào máu ngoại vi không tồn tại các tế bào máu non (tế bào máu chưa trưởng thành – Juvenile cell).

Xét nghiệm máu để xác định kháng nguyên CA125 – một dạng kháng nguyên ung thư 125 trong máu, và cũng có thể phát hiện sớm ung thư buồng trứng, xác định kháng nguyên CA153 để phát hiện ung thư vú, CA 199 phát hiện UT tụy, dạ dày…

lay-mau-xet-nghiem-khong-bi-dau

Xét nghiệm máu chưa khẳng định chắc chắn ung thư Theo GS. Nguyễn Sào

Tuy nhiên, theo BS Lương Quốc Chính, BV Bạch Mai, thì xét nghiệm máu không khẳng định chắc chắn tìm ra tế bào ung thư bởi kết quả xét nghiệm có lúc cho âm tính, có lúc cho dương tính.

Cùng quan điểm này theo GS Nguyễn Sào Trung cho rằng, việc xét nghiệm máu hay nước tiểu để tìm sớm bệnh ung thư là không chắc chắn bởi  hầu hết những dấu ấn ung thư đó không chỉ do tế bào ung thư mà còn có thể được sản xuất bởi những tế bào bình thường hoặc tế bào của các bệnh lành tính. Ví dụ PSA là dấu ấn của ung thư tuyến tiền liệt, cũng có thể tăng cao ở người bị viêm tuyến tiền liệt hoặc tăng sinh lành tính của tuyến tiền liệt. Hoặc AFP cũng có ở những người bị viêm gan chứ chưa bị ung thư…

Nguồn: Cao đẳng Y Dược Pasteur

Có thể bạn quan tâm

Xét nghiệm ARN là gì? Những trường hợp được áp dụng xét nghiệm ARN

Có nhiều loại xét nghiệm ARN khác nhau và chúng có thể được thực hiện …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *