Văn bằng 2 Cao đẳng Xét nghiệm Cao đẳng Y Dược TP HCM
Trang chủ >> Kiến thức Xét nghiệm Y học >> Các bệnh viện không dùng kết quả xét nghiệm y học của nhau?

Các bệnh viện không dùng kết quả xét nghiệm y học của nhau?

Việc không dùng các kết quả xét nghiệm của các bệnh viện khác nhau thời gian gần đây, đã gây ra những tranh luận xôn xao trong cộng đồng xã hội. Nhiều người dân cho rằng việc làm kỹ thuật xét nghiệm là để kiếm lợi nhuận, thêm tiền bỏ túi, chẳng ích gì cho bệnh nhân. Thực chất vấn đề này là thế nào?

phuong-phap-xet-nghiem-cea

Các bệnh viện không dùng kết quả xét nghiệm y học của nhau?

Làm Xét nghiệm y tế rất cần thiết để chẩn và chữa bệnh

Sau khi hỏi bệnh sử, thầy thuốc sẽ khám lâm sàng bằng các thủ pháp nhìn, sờ, gõ, nghe và gần như bắt buộc phải nhờ đến cận lâm sàng. Đó là những thủ thuật và kỹ thuật xét nghiệm hỗ trợ, để xác định căn bệnh, đánh giá mức độ cũng như tiên lượng bệnh.

Có rất nhiều xét nghiệm trong y khoa, chúng được chia làm hai nhóm:

Xét nghiệm để chẩn đoán gồm chẩn đoán định hướng, chẩn đoán xác định (xét nghiệm vàng), chẩn đoán phân biệt.

Xét nghiệm để theo dõi gồm theo dõi diễn tiến bệnh, hiệu quả điều trị, biến chứng.

Tóm lại, y học hiện đại không thể thiếu xét nghiệm và các bệnh viện được phân loại, hơn nhau, một phần là do có triển khai đủ xét nghiệm cần thiết phục vụ chuyên môn hay không: bệnh viện cấp 1 phải có đầy đủ xét nghiệm hơn bệnh viện cấp 2, cấp 3.

Những lý do phải làm lại kỹ thuật xét nghiệm y học?

  1. Chưa tin cậy kết quả xét nghiệm của nơi gửi bệnh?
  • Bệnh viện tuyến sau, thường là tuyến cao hơn và là nơi trực tiếp điều trị bệnh nhân, có “quyền” chưa tin cậy xét nghiệm của tuyến trước hoặc nghi ngờ kỹ thuật xét nghiệm của tuyến trước chưa đảm bảo.
  • Theo luật y tế, bác sĩ điều trị phải chịu trách nhiệm trước bệnh nhân. Do đó, các đa số bệnh viện khi tiếp nhận bệnh chuyển đến thường phải làm lại xét nghiệm để có “bằng chứng” trong hồ sơ điều trị, đặc biệt với các bệnh nặng chuyển tuyến.
  • Bệnh viện Xanh Pôn, ông Nguyễn Đình Hưng, Giám đốc Bệnh viện cho rằng: Tuy vẫn tôn trọng kết quả xét nghiệm của các bệnh viện khác chuyển đến, nhưng với một số trường hợp còn nghi ngờ, chưa rõ ràng thì vẫn phải làm xét nghiệm lại.
  • Nhiều phòng làm kỹ thuật xét nghiệm hiện nay được mở ra và sự sai số về kết quả xét nghiệm giữa các nơi là có thật. Sai số có thể là do con người, máy móc, thuốc thử và cả phương pháp làm xét nghiệm giữa các nơi khác nhau. Một số cơ sở xét nghiệm lấy máu bệnh nhân rồi cho vào tủ lạnh, đợi gom cho đủ số lượng rồi mới đưa đến nơi khác làm xét nghiệm dẫn đến làm sai lệch kết qu. Vì vậy, việc xét nghiệm lại sẽ giúp chẩn đoán chính xác, tránh được các sai sót có thể xảy ra.
  1. Tuyến trước làm xét nghiệm đủ để chẩn bệnh?
  • Rõ ràng bệnh viện tuyến trước thường và chỉ chuyển lên tuyến cao hơn, nơi có những kỹ thuật, thăm dò, xét nghiệm mà bệnh viện mình không có. Ví dụ những xét nghiệm sinh hóa cao cấp về nội tiết, di truyền phân tử, thậm chí có những xét nghiệm thường quy nhưng với kỹ thuật mới sẽ có độ nhạy và đặc hiệu cao cấp hơn.
  1. Những xét nghiệm y học để theo dõi diễn biến tiền triển bệnh, buộc phải làm nhiều làm
  • Trong khá nhiều bệnh, trong quá trình theo dõi điều trị thầy thuốc bắt buộc phải làm xét nghiệm nhiều lần. Ba thí dụ minh họa cho điều này là Sốc nhiễm trùng, Đái tháo đường và Sốt xuất huyết: Trong Sốc nhiễm trùng những thông số sinh học được đo thường xuyên trên máy monitor và qua các xét nghiệm sinh hóa; trong Đái tháo đường các xét nghiệm glucose máu, điện giải đồ, khí máu động mạch…được tiến hành mỗi giờ; trong Sốt xuất huyết xét nghiệm tiểu cầu, Hct (độ đặc máu) ít lắm 3 lần mỗi ngày…

ky-thuat-vien-xet-nghiem-cea

Những lý do phải làm lại kỹ thuật xét nghiệm y học?

Cũng cần có quy trình kiểm tra, đánh giá các kết quả xét nghiệm?

  • Lạm dụng xét nghiệm và cho xét nghiệm trùng lắp là có xảy ra. Cho nên, cũng cần có sự kiểm tra quản lý để hạn chế sai sót hay tiêu cực.
  • Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến nhắc nhở lãnh đạo các bệnh viện phải lưu tâm kiểm soát, hạn chế tình trạng chỉ định xét nghiệm lại. Bác sĩ khi chỉ định xét nghiệm, chiếu chụp phải rà soát những kết quả xét nghiệm nào bệnh nhân đã có không cần làm lại, xét nghiệm nào chưa có, cần bổ sung mới được chỉ định làm, tránh lãng phí, tốn kém tiền bạc, thời gian và công sức bệnh nhân. Với những xét nghiệm đắt tiền, nếu bắt buộc phải chỉ định làm lại thì cần tư vấn giải thích, tránh gây bức xúc cho người bệnh.
  • Đồng thời, ông cũng chỉ đạo các bệnh viện cùng hạng cần phải có quy trình nội kiểm, ngoại kiểm chuẩn mực để chấp nhận kết quả xét nghiệm của nhau, tránh tình trạng một số bệnh viện cùng hạng, thậm chí nằm sát nhau nhưng khi bệnh nhân từ bệnh viện này chuyển sang bệnh viện kia vẫn phải làm lại xét nghiệm không cần thiết.

Đôi điều bàn luận về việc cần thiết của làm các xét nghiệm y học?

  • Xét nghiệm rất cần thiết để chẩn đoán và theo dõi bệnh. Thầy thuốc mà thiếu xét nghiệm hỗ trợ thì chỉ “đoán” chứ không thể chẩn bệnh được.
  • Những xét nghiệm để theo dõi diễn tiến và điều trị cần phải làm nhiều lần, thậm chí là liên tục, để kịp thời xử lý tình huống, diễn tiến phát sinh sớm nhất.
  • Thầy thuốc,Trình dược viên nhà thuốc phải hiểu rõ phải quy trình, ý nghĩa và công dụng của các xét nghiệm mình cho tiến hành trên bệnh nhân. Có như thế, chúng ta sẽ tránh được những xét nghiệm lặp lại không cần thiết, như chụp phim gãy xương đến hai lần, hoặc cho làm thừa xét nghiệm vô ích tốn tiền bạc, thời gian, công sức của bệnh nhân.

Nguồn: Cao đẳng Y Dược Pasteur

Có thể bạn quan tâm

Những điều cần biết về Xét nghiệm PCR

Xét nghiệm PCR, viết tắt của Polymerase Chain Reaction được xem là một công cụ …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *