Vi sinh vật (vi khuẩn, virus, vi nấm, ký sinh trùng) tồn tại ở khắp mọi nơi trong tự nhiên (đất, nước, không khí) và trên cơ thể người; những vi sinh vật thường ký sinh trên cơ thể người được gọi là vi hệ (Normal flora), chủ yếu là vi khuẩn.
- Những điều bạn cần biết khi thực hiện xét nghiệm đông máu
- Các kỹ thuật xét nghiệm chẩn đoán bệnh tiểu đường phổ biến
- Kỹ thuật xét nghiệm sàng lọc sơ sinh
Vi sinh vật trong môi trường tự nhiên và vi hệ
Các vi sinh vật tồn tại trong môi trường tự nhiên
Cô Nguyễn Thị Hiền, giảng viên Cao đẳng Xét nghiệm y học – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, môi trường tự nhiên tồn tại rất nhiều vi sinh vật, bao gồm vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng; trong đó điển hình là môi trường đất và nước (nước sông, ao, hồ,…). Những môi trường này có nhiều yếu tố và điều kiện thích hợp giúp vi khuẩn sinh trưởng và sinh sản; cụ thể là nguồn thức ăn vô cơ và hữu cơ phong phú, cần thiết cho sự phát triển và cư trú của vi sinh vật, độ thoáng khí tốt, pH thích hợp hay điều kiện môi trường ẩm ướt thuận lợi cho vi sinh vật sinh sản.
Số lượng và thành phần của vi sinh vật trong đất vô cùng phong phú, đa phần là vi khuẩn (chiếm khoảng 80%), còn lại là các xạ khuẩn, vi nấm và vi sinh vật khác. Sự phát triển của vi sinh vật trong đất làm cho đất thêm phì nhiêu, màu mỡ nhờ sự tham gia vào quá trình tạo thành các acid hữu cơ, phân giải hợp chất Carbon từ nhiều nguồn (đường, hemicellulose, cellulose,…), cố định Ni-tơ tự do từ không khí,… Mặt khác, từ đất cũng có thể có các vi sinh vật gây bệnh cho con người và động vật do việc đất cũng bị ô nhiễm bởi nhiều nguồn khác như chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt, phân và các chất bài tiết của con người và động vật,…
Nước cũng chứa nhiều vi sinh vật, thậm chí nước sông, hồ, ao còn là nguồn chứa các vi sinh vật rất nguy hiểm, nhiều trong số đó là những vi sinh vật gây bệnh có khả năng lây lan mạnh như vi khuẩn tả, Salmonella, Shigella,…
Không khí không những là môi trường nghèo chất dinh dưỡng mà còn có các điều kiện ức chế sự tồn tại và phát triển của vi sinh vật như ánh sáng mặt trời, tia cực tím. Tuy nhiên, vẫn có một số vi sinh vật tồn tại trong không khí cùng với bụi, một số vi sinh vật còn là căn nguyên gây bệnh đường hô hấp như: vi khuẩn lao, trực khuẩn bạch hầu, liên cầu A, virus cúm, virus sởi,…
Vi hệ bình thường của người
Giảng viên Kỹ thuật xét nghiệm y học cho biết, cơ thể người chứa hàng trăm nghìn tỷ tế bào vi sinh vật, gấp 10 lần số lượng tế bào cơ thể, hay nói cách khác nó chiếm khoảng 90% số lượng tế bào trong cơ thể. Hệ tiêu hóa là nơi chứa nhiều vi sinh vật nhất, trong đó ruột lại chiếm 90% số lượng này, ruột của người trưởng thành có thể chứa tới 2kg vi khuẩn. Ngoài ra, vi sinh vật có thể có ở những bộ phận khác, như: da và niêm mạc, miệng, mũi, họng, dạ dày,…
Những con số này cho chúng ta thấy được tầm quan trọng của vi sinh vật trên và trong cơ thể, do vậy mà hệ vi sinh vật có tác động to lớn đối với sức khỏe của mỗi con người và việc giữ cân bằng hệ vi sinh (cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và vi khuẩn gây hại, với tỷ lệ 85% : 15%) đảm bảo một cơ thể khỏe mạnh. Một khi sự cân bằng này mất đi hay số lượng vi khuẩn có hại tăng lên thì đó là lúc cơ thể sẽ xuất hiện bệnh.
Tìm hiểu về hệ vi sinh vật trong cơ thể người
Các vi sinh vật thường ký sinh trên cơ thể người
- Các vi sinh vật trên da và niêm mạc: Phần lớn là các cầu khuẩn Gram dương, tiêu biểu như tụ cầu da ( epidermidis), tụ cầu vàng (S. aureus),…, ngoài ra còn có các trực khuẩn Gram dương như Corynebacterium hoffmanii, C. xerosis, C. minussinum,…
- Các vi sinh vật ký sinh ở đường tiêu hóa: Phần lớn là các trực khuẩn như trực khuẩn Gram dương Lactobacillus, trực khuẩn đường ruột (Escherichia coli, Klebsiella, Proteus, Enterobacter,…), các cầu khuẩn đường ruột và tụ cầu; tại các bộ phận như: miệng, dạ dày, ruột. Trong đó, ruột (bao gồm cả ruột già và ruột non) là bộ phận chứa nhiều vi sinh vật nhất và dạ dày lại là cơ quan chứa rất ít vi sinh vật do điều kiện pH acid không thích hợp cho sự tồn tại của vi sinh vật (tuy nhiên, vi khuẩn lao và các vi khuẩn thuộc giống Helicobacter có khả năng phát triển bình thường trong điều kiện pH rất thấp, đặc biệt trong giống này có vi khuẩn pylory là căn nguyên có khả năng dẫn đến viêm loét dạ dày, tá tràng đã được nghiên cứu).
- Các vi sinh vật ở đường hô hấp: Tùy từng vị trí mà có một số lượng và thành phần nhất định các vi sinh vật ký sinh tại đó, cụ thể ở mũi có nhiều trực khuẩn giả bạch hầu và tụ cầu, ở vùng hầu họng lại chứa một số lượng và chủng loại vi sinh vật rất phong phú từ miệng truyền đến như các liên cầu ( viridans), phế cầu, H. influenzae, Nesseria hoại sinh,… Không có vi sinh vật ở khí quản và phế quản (do cấu tạo sinh lý có niêm dịch và đại thực bào).
- Vi sinh vật ở bộ máy sinh dục, tiết niệu: Trong điều kiện bình thường, các vi sinh vật chỉ tồn tại bên ngoài bộ máy sinh dục, tiết niệu, không có vi sinh vật bên trong và chúng cũng thường không phải là căn nguyên gây bệnh. Chúng có thể là tụ cầu, cầu khuẩn đường ruột, trực khuẩn giả bạch hầu, trực khuẩn Gram âm, coli,…
- Vi sinh vật ở niêm mạc mắt: Thường thấy trực khuẩn niêm mạc hoặc tụ cầu da.
- Không có vi sinh vật ở bộ máy tuần hoàn và phủ tạng
Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, các vi sinh vật thuộc vi hệ không những không gây hại cho con người mà thậm chí còn có lợi. Những vi sinh vật này chỉ gây bệnh khi có các điều kiện thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của chúng như khi hệ miễn dịch của cơ thể bị suy yếu, các bệnh này gọi chung là bệnh cơ hội.
Chăm sóc sức khỏe bản thân và duy trì sự cân bằng hệ vi sinh vật trong cơ thể giúp tạo ra một hệ miễn dịch khỏe mạnh và ngược lại.
One comment
Pingback: Các kỹ thuật xét nghiệm chẩn đoán bệnh tự miễn