Văn bằng 2 Cao đẳng Xét nghiệm Cao đẳng Y Dược TP HCM
Trang chủ >> Kiến thức Xét nghiệm Y học >> Những điều bạn cần biết khi thực hiện xét nghiệm đông máu

Những điều bạn cần biết khi thực hiện xét nghiệm đông máu

Xét nghiệm đông máu được chỉ định thực hiện nhằm đánh giá những bất thường của hệ thống đông cầm máu. Vậy cần lưu ý gì khi chỉ định thực hiện xét nghiệm này?

Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết, các xét nghiệm đông cầm máu thường được chỉ định trong các trường hợp sau:

Xét nghiệm nhằm sàng lọc, phát hiện nguy cơ chảy máu

Để đánh giá tổng quát hệ thống đông cầm máu, tiến hành các xét nghiệm như số lượng tiểu cầu để đánh giá giai đoạn cầm máu ban đầu, PT đánh giá con đường đông máu ngoại sinh. APTT đánh giá con đường đông máu nội sinh. TT hoặc định lượng fibrinogen theo phương pháp Clauss đánh giá con đường đông máu chung.

Các xét nghiệm này còn được gọi là xét nghiệm vòng đầu, đông máu cơ bản, xét nghiệm tiền phẫu và thường được chỉ định trong các trường hợp: khảo sát tình trạng đông cầm máu cho bệnh nhân nghi ngờ có bất thường đông cầm máu, trước can thiệp, phẫu thuật. Dựa trên kết quả của các xét nghiệm này sẽ định hướng chỉ định các xét nghiệm tiếp theo để đi đến chẩn đoán xác định loại rối loạn và mức độ rối loạn đông máu, từ đó đề ra được phác đồ xử trí đúng đắn.

Xét nghiệm khi bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng

Trong trường hợp này, kỹ thuật viên Cao đẳng Kỹ thuật xét nghiệm Y học Sài Gòn chia sẻ như sau: Chỉ định xét nghiệm gì thường phụ thuộc vào đặc điểm của triệu chứng lâm sàng như loại xuất huyết, thời gian xuất hiện, dựa vào đặc điểm tiền sử bất thường như xuất huyết sau va chạm, sau mổ, sau đẻ…của bản thân, gia đình bệnh nhân và đặc biệt phụ thuộc kết quả của các xét nghiệm vòng đầu.

Chỉ định khi bệnh nhân điều trị thuốc chống đông

Chỉ định xét nghiệm nhằm đánh giá tính hiệu quả của điều trị, qua đó điều chỉnh liều lượng thuôc để có thể đạt hiệu quả tốt nhất chống đông máu nhưng không gây chảy máu. Bác sĩ có thể tùy thuộc vào loại thuốc điều trị mà chỉ định xét nghiệm phù hợp.

Cụ thể hơn, thuốc điều trị chống ngưng tập tiểu cầu bác sĩ cần nắm rõ vê thời gian máu chảy, đo độ ngưng tập tiểu cầu, PFA qua thực hiện kỹ thuật xét nghiệm. Khi điều trị thuốc kháng vitamin K bác sĩ cần chỉ định làm xét nghiệm PT qua đó điều chỉnh liều thuốc dựa vào chỉ số INR. Điều trị heparin tiêu chuẩn cần chỉ định xét nghiệm APTT. Điều trị Heparin trọng lượng phân tử thấp để định lượng anti Xa, xét nghiệm ACT.

Có thể bạn quan tâm

Những điều cần biết về Xét nghiệm PCR

Xét nghiệm PCR, viết tắt của Polymerase Chain Reaction được xem là một công cụ …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *