Văn bằng 2 Cao đẳng Xét nghiệm Cao đẳng Y Dược TP HCM
Tin mới
Trang chủ >> Kiến thức Xét nghiệm Y học >> Tìm hiểu các bước thực hiện xét nghiệm chỉ số acid uric

Tìm hiểu các bước thực hiện xét nghiệm chỉ số acid uric

Khi chỉ số acid uric thay đổi bất thường sẽ giúp phản ánh nên tình trạng cơ thể của mỗi con người, đặc biệt là ở những bệnh nhân gout. Vậy khi xét nghiệm người bệnh bệnh cần phải thực hiện các bước như thế nào?

Xét nghiệm chỉ số acid uric

Tìm hiểu ý nghĩa của chỉ số acid uric trong máu đối với con người

Theo Giảng viên Cao đẳng y Dược Nam Định  chia sẻ, nồng độ acid uric trong cơ thể của nam và nữ đã được quy định cụ thể như sau:

  • Đối với nam giới thì không vượt quá 7mg/dl.
  • Đối với nữ giới không vượt quá 6mg/dl.

Dựa vào mức độ chênh lệch giữa chỉ số khi đo được với chỉ số cân bằng, bác sĩ sẽ xác định được vấn đề sức khỏe rồi đưa ra phương hướng điều trị cụ thể.

Khi chỉ số acid uric trên 6 – 7 mg/dl

Khi chỉ số acid uric trên 6 – 7 mg/dl được cho là vẫn ở ngưỡng bình thường, tuy nhiên so với nữ giới thì hơi cao tuy nhiên lại không có nhiều sự chênh lệch. Nhưng cần phải thay đổi chế độ dinh dưỡng cũng như chế độ tập luyện thể dục hể thao hàng ngày để cân bằng chỉ số nhé.

Khi chỉ số acid uric trên 7 mg/dl – 10 mg/dl

Khi chỉ số này chứng tỏ rằng acid uric đang có dấu hiệu tăng dần tuy nhiên lại không có triệu chứng cụ thể phát sinh ra cơ thể, do vậy người ta còn gọi dấu hiệu này là chứng tăng acid uric không triệu chứng. Đặc biệt đây cũng là giai đoạn quan trọng quyết định đến các bệnh lý do acid uric tăng cao.

Khi chỉ số acid uric trên 12 mg/dl

Lúc này, nồng độ acid uric trong cơ thể đã tăng cao và triệu chứng chính là những cơn đay do gout cấp tính. Các cơn đau do bệnh gout gây nên sẽ xuất hiện ở các khớp cổ tay, khớp ngón chân cái, khớp cổ chân… khiến người bệnh bị sưng viêm, bề mặt da sẽ đỏ và nóng rát, gặp khó khăn trong di chuyển.

Tìm hiểu các bước thực hiện xét nghiệm chỉ số acid uric

Bác sĩ – Giảng viên Cao đẳng Y Dược Nam Định cho biết, chỉ số acid uric là kỹ thuật đơn giản được thực hiện thông qua xét nghiệm máu, để có kết quả chính xác cần đòi hỏi các yêu cầu sau:

  • Kỹ thuật xét nghiệm chỉ số acid uric được thực hiện vào buổi sáng, do đó người bệnh cần nhịn ăn trước đó ít nhất 4 giờ. Do nồng độ acid uric bị ảnh hưởng bởi chế ăn nhiều purin, vào buổi sáng nồng độ acid uric lắng đọng tốt nhất để thực hiện xét nghiệm.
  • Sau khi lấy mẫu máu sẽ cho vào ống nghiệm có chứa chất chống động sau đó ly tâm và tiến hành xét nghiệm và người bệnh sẽ được nhận lại kết quả sau 1 tiếng.

Mẫu máu được lấy ngoài dùng để xét nghiệm nồng độ acid uric máu cũng có thể được dùng đồng thời để đánh giá công thức máu, tỷ prothrombin…

Xem hướng dẫn Bản đồTrường Cao đẳng Dược Nam Định

Có thể bạn quan tâm

Những phương pháp xét nghiệm thông thường trong lĩnh vực y tế

Có nhiều loại xét nghiệm thường được thực hiện, và việc hiểu rõ về chúng …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *