Văn bằng 2 Cao đẳng Xét nghiệm Cao đẳng Y Dược TP HCM
Tin mới
Trang chủ >> Kiến thức Xét nghiệm Y học >> Để phòng tránh bệnh viêm gan B khi nào cần phải làm xét nghiệm HBsAg?

Để phòng tránh bệnh viêm gan B khi nào cần phải làm xét nghiệm HBsAg?

Bệnh viêm gan B do  virus HBV gây nên khiến cho bệnh nhân gây nên nhiều hệ lụy cho sức khỏe. Vậy để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm gan B, khi nào cần phải làm xét nghiệm HBsAg?

Xét nghiệm định lượng HBsAg

Tìm hiểu đặc điểm gây bệnh và đường lây truyền của HBV

Giảng viên Cao đẳng y Dược Nam Định chia sẻ, bệnh viêm gan do HBV (HEPATITIS B VIRUS) luôn là vấn đề sức khỏe toàn cầu có thời kỳ ủ bệnh dài từ 40 – 150 ngày. Bệnh lý này thường xảy ra ở mọi lứa tuổi với các biểu hiện lâm sàng viêm gan B cấp và tương tự như bệnh viêm gan virus A. Bệnh viêm gan do HBV có thể diễn tiến nặng đưa đến hoại tử gan cấp và hôn mê gan.
Người bị bệnh viêm gan do HBV và người lành mang HBsAg đều có khả năng truyền bệnh. Bệnh có thể bị lây truyền qua các con đường sau :

  • Máu và các sản phẩm của máu.
  • Đường tiêm chích qua kim tiêm, bơm tiêm, đặc biệt ở những người nghiện ma túy chích bằng đường tĩnh mạch.
  • Nhiều đường lây truyền khác cũng chiếm vị trí quan trọng như đường sinh dục, qua nhau thai.

Khi nào cần phải làm xét nghiệm HBsAg?

Kỹ thuật xét nghiệm HBV có vai trò quan trọng trong chẩn đoán và điều trị viêm gan B, song cần thực hiện xét nghiệm này khi có yêu cầu từ bác sỹ. Bên cạnh đó, xét nghiệm HBV-DNA cũng được chỉ định cho trường hợp như sau:

  • Thực hiện xét nghiệm HBV-DNA khi có nguy cơ bị phơi nhiễm.
  • Muốn tầm soát bệnh lý về gan thì thực hiện xét nghiệm HBV-DNA.
  • Khi muốn iểm tra có mắc viêm gan B hay không.
  • Thực hiện xét nghiệm HBV-DNA trước khi làm phẫu thuật.
  • Hoặc khi kiểm tra trước khi tiêm phòng vaccine viêm gan B.

Khi kháng nguyên HBSAg xuất hiện sớm trong huyết thanh của người bị bệnh và sẽ giảm sau thời gian từ 2 – 3 tháng. Những trường hợp HBsAg (+) tồn tại kéo dài trong huyết thanh người bệnh kéo dài trên 4 tháng sau khi bị bệnh cấp là dấu hiệu bệnh có thể chuyển qua mạn tính.

Kháng thể tương ứng (ký hiệu anti-HBs) xuất hiện 1 – 3 tháng sau khi HBV xâm nhập vào cơ thể, thường sau khi HBsAg đã hết trong huyết thanh. Anti-HBs có vai trò chống lại sự tái nhiễm HBV. Vì vậy HBsAg là thành phần kháng nguyên chính của vaccine phòng bệnh viêm gan B.

Vậy ý nghĩa của phương pháp xét nghiệm HBV-DNA là gì?

Bác sĩ – Giảng viên Cao đẳng Y Dược Nam Định cho biết, phương pháp xét nghiệm HBV-DNA được đánh giá là xét nghiệm kiểm tra viêm gan B hiệu quả nhất và được ưu tiên để thực hiện theo dõi điều trị bệnh nhân viêm gan B.

Như vậy, với các bệnh nhân nghi mắc viêm gan B hay đang điều trị viêm gan B đều được yêu cầu xét nghiệm HBV để hỗ trợ chẩn đoán và điều trị bệnh.

Kết quả trả về với xét nghiệm HBV là chỉ số copies/ ml máu, nếu chỉ số vượt ngưỡng 10^4 copies/ml, sự phát triển của virus là khá cao, có thể gây hại và tổn thương gan.

Do đó, bệnh nhân cần phải sử dụng các loại thuốc ngăn chặn sự phát triển của virus, đồng thời giúp điều tiết hệ miễn dịch và dùng biện pháp phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm.

Có thể bạn quan tâm

Những phương pháp xét nghiệm thông thường trong lĩnh vực y tế

Có nhiều loại xét nghiệm thường được thực hiện, và việc hiểu rõ về chúng …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *