Văn bằng 2 Cao đẳng Xét nghiệm Cao đẳng Y Dược TP HCM
Trang chủ >> Kiến thức Xét nghiệm Y học >> Tìm những ưu điểm và nhược điểm của phương pháp xét nghiệm RF

Tìm những ưu điểm và nhược điểm của phương pháp xét nghiệm RF

Phương pháp xét nghiệm RF mang lại những bước tiến trong chẩn đoán và điều trị sớm bệnh viêm khớp dạng thấp. Vậy phương pháp xét nghiệm này có những ưu điểm và nhược điểm như thế nào?

Tìm hiểu phương pháp xét nghiệm RF là gì?

Bác sĩ Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho biết, xét nghiệm RF là một xét nghiệm định lượng yếu tố dạng thấp có trong máu. Phương pháp xét nghiệm này được thực hiện để hỗ trợ chẩn đoán một số bệnh viêm khớp và có yếu tố tự miễn, đặc biệt là bệnh viêm khớp dạng thấp.

Cơ sở chẩn đoán của xét nghiệm là sự gia tăng bất thường của hàm lượng kháng thể RF hiện có trong máu. RF (Rheumatoid Factor) là một nhóm protein được hình từ hệ thống miễn dịch, các kháng thể này là do cơ thể tự sinh ra và tấn công những mô của cơ thể.

Hàm lượng RF có trong máu thường đạt ở một ngưỡng nhất định, đối với người bình thường là dưới 15 IU/ml. Tuy nhiên nếu nó tăng cao hơn ví dụ 200 hay 300 IU/ml chứng tỏ hệ miễn dịch của cơ thể đang hoạt động mạnh và đây là điều kiện thuận cho việc hình thành và phát triển những bệnh viêm khớp tự miễn đặc biệt là viêm khớp dạng thấp hay viêm khớp dạng thấp thể huyết thanh dương tính.

Thông thường, khoảng 70% bệnh nhân viêm khớp dạng thấp có  chỉ số RF cao. Yếu tố dạng thấp cũng tăng trong một số trường hợp khác như hội chứng Sjogren, Lupus, viêm gan, suy thận,…

RF đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán viêm khớp dạng thấp tuy nhiên chỉ số này tăng không đồng nghĩa với chẩn đoán viêm khớp dạng thấp, và một số trường hợp bệnh nhân vẫn mắc viêm khớp dạng thấp nhưng kỹ thuật xét nghiệm máu RF trong giới hạn bình thường. Bác sĩ cần kết hợp nhiều yếu tố xét nghiệm và tình trạng bệnh mới có thể chẩn đoán chính xác viêm khớp dạng thấp.

Tìm hiểu những ưu điểm và nhược điểm của phương pháp xét nghiệm RF

Ưu điểm của phương pháp xét nghiệm RF:

  • Quy trình thực hiện phương pháp xét nghiệm RF tương đối đơn giản, chỉ cần làm đúng theo chỉ dẫn đã thiết lập trước đó. Điều này giúp tránh được tình trạng sai số hệ thống (sai sót trong kết quả liên quan tới người thực hiện trực tiếp) và mang lại kết quả hợp lý nhất.
  • Phương pháp xét nghiệm RF mang lại giá trị cao trong chẩn đoán và tiên lượng bệnh viêm khớp dạng thấp.
  • phương pháp xét nghiệm RF giúp đánh giá tình trạng bệnh theo đúng cơ sở khoa học.

Nhược điểm của phương pháp xét nghiệm RF:

  • Có khoảng 20% – 30% các ca bệnh viêm khớp dạng thấp không được chẩn đoán trực tiếp từ chỉ số RF.
  • Phương pháp xét nghiệm RF có khả năng nhầm lẫn với một số bệnh lý khác như viêm da cơ địa, viêm gan mãn tính, nhiễm virus, bệnh bạch cầu đơn nhân, xơ cứng bì, lupus ban đỏ, hội chứng Sjogren.
    Nhiều bệnh nhân hoàn toàn khỏe mạnh nhưng kết quả xét nghiệm vẫn thấy có RF trong máu, do đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả chẩn đoán.

Giảng viên Cao đẳng Kỹ thuật Xét nghiệm Y học chia sẻ, không thể chỉ dựa vào kết quả của phương pháp xét nghiệm RF để hỗ trợ chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp. Do đó, khi thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng bất thương người bệnh cần thăm khám sớm để các bác sĩ đưa ra phương án điều trị phù hợp nhé.

Xem hướng dẫn Bản đồTrường Cao đẳng Dược Sài Gòn

Có thể bạn quan tâm

Tổng hợp các loại hình xét nghiệm u nang buồng trứng phổ biến

U nang buồng trứng có thể gây ra đau đớn và ảnh hưởng đến khả …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *