Ngày nay, việc xét nghiệm HIV đã trở nên dễ dàng hơn trước, muốn biết được cơ thể có dương tính với HIV hay không, người bệnh nên tìm tới các cơ sở xét nghiệm để được tư vấn.
- Những điều cần biết về xét nghiệm beta HCG
- Mẹ bầu nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ vào thời điểm nào?
Việc xét nghiệm HIV sẽ được các bác sĩ giữ kín các bí mật về tên, địa chỉ, điện thoại, độ tuổi đặc biệt là kết quả xét nghiệm. Nếu như có yêu cầu, bạn có thể không để lại tên và địa chỉ khi thực hiện các xét nghiệm. Bạn cũng nên có các kiến thức xét nghiệm HIV, để giúp làm xét nghiệm mang lại hiệu quả cao nhất
Cách thực hiện xét nghiệm HIV
Để thực hiện kỹ thuật xét nghiệm y học này bác sĩ cần lấy một ít máu và tìm kháng thể kháng HIV, đây chính là chất giúp cho cơ thể bạn chống lại HIV. Nếu như bạn bị nhiễm căn bệnh này, kháng thể này sẽ bất lực trước virus HIV, tuy nhiên nó chính là điều kiện giúp bác sĩ phát hiện ra việc mắc HIV ở cơ thể người bệnh. Không thể thực hiện xét nghiệm HIV trực tiếp qua máu bởi kỹ thuật này rất đắt tiền và phức tạp. Trong giai đoạn mới nhiễm HIV tức khoảng thời gian từ 3 – 6 tháng, xét nghiệm này chưa thể tìm thấy HIV bởi lượng kháng thể nhiễm HIV sinh ra vẫn còn quá nhỏ.
Có 4 cách xét nghiệm HIV chính:
- Xét nghiệm kháng thể: Gồm có xét nghiệm Elisa và các test nhanh
- Xét nghiệm trực tiếp: Bao gồm xét nghiệm kháng nguyên và xét nghiệm acid nuleic. Còn có thể dùng xét nghiệm Western blot.
- Các xét nghiệm máu hỗ trợ chẩn đoán và đánh giá mức độ suy giảm miễn dịch
- Xét nghiệm lây qua đường tình dục và nhiễm trùng
Nhận biết xét nghiệm HIV thành công
Bác sĩ Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho biết để biết kết quả xét nghiệm HIV có thành công hay không, bạn dựa vào kết quả của quá trình HIV. Những kết quả có thể xảy ra:
- Dương tính: Đây là trường hợp bạn đã mắc bệnh HIV, máu có kháng thể kháng HIV. Trong trường hợp trẻ sơ sinh có thể khác, cơ thể bé không có virus nhưng lại truyền từ mẹ sang con, cần phải qua 6 hoặc 12 tháng mới có thể đưa ra kết luận chính xác nhất.
- Âm tính: Trong máu không có chứa kháng thể HIV. Trường hợp này có hai khả năng, một là bạn không bị nhiễm HIV, hai là bạn đang trong giai đoạn đầu của thời kỳ mắc bệnh. Bạn nên tiến hành xét nghiệm lại sau khoảng 6 tháng, trong khoảng thời gian này, tuyệt đối không để mình có nguy cơ lây nhiễm HIV mới.
- Không rõ: Đây là trường hợp xét nghiệm hỏng, không thể phân biệt và xét nghiệm ra HIV, hoặc bạn ở trong giai đoạn đầu của thời kỳ mắc bệnh. Bác sĩ xét nghiệm sẽ giúp bạn, hướng dẫn cho bạn cách làm lại xét nghiệm để cho ra kết quả chính xác nhất.
Nếu thấy mình có nguy cơ mắc bệnh HIV, bạn nên tới ngay các cơ sở khám chữa bệnh để có thể làm xét nghiệm và điều trị kịp thời.
2 comments
Pingback: Kỹ thuật xét nghiệm máu bao gồm những loại nào?
Pingback: Những kỹ thuật xét nghiệm máu phổ biến nhất