Tiểu đường thai kỳ là bệnh lý thường gặp và có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Bệnh có thể được kiểm soát tốt nếu sản phụ phát hiện bệnh sớm, nhưng thực tế hiện nay có rất nhiều sản phụ đang “hững hờ” với xét nghiệm này.
- Cập nhật: Đã có kết quả xét nghiệm một trường hợp từ Đà Nẵng về Hà Nội bị đau rát họng
- Nóng: Tìm ra phương thức xét nghiệm phát hiện Covid-19 siêu nhanh
- Việt Nam: Làm chủ kit thử, đẩy nhanh tiến độ điều chế vắc-xin phòng Covid-19
Nhiều trường hợp sản phụ chủ quan với xét nghiệm tiểu đường thai kỳ
Nhiều trường hợp sản phụ chủ quan với xét nghiệm tiểu đường thai kỳ
Nhiều năm gần đây, kiến thức và thông tin bệnh đái tháo đường thai kỳ được cập nhật thường xuyên hơn, nhưng tại bệnh viện có không ít trường hợp chưa biết hoặc còn chủ quan về bệnh nguy hiểm này. Chị Hoàng Thanh H. (31 tuổi, ở Hải Dương) đang mang thai 26 tuần đến một bệnh viện khám và chưa biết tới xét nghiệm dung nạp đường huyết, vì chị nghĩ chỉ siêu âm thai là đủ. Chị H. chia sẻ, cũng như lần mang thai trước, lần mang thai này chị chỉ đi siêu âm thai tại phòng khám tư và dự định khi nào có dấu hiệu chuyển dạ mới đi viện. Vì vậy, đến khám, chị chỉ muốn siêu âm thai, nhưng bác sĩ hỏi tiền sử được biết chị đã sinh con đầu nặng 4100 gram. Theo các bác sĩ tư vấn, đây là yếu tố nguy cơ cao chị dễ bị tiểu đường ở thai kỳ lần này. Hơn nữa, lúc này thai 26 tuần, là giai đoạn lý tưởng làm test dung nạp đường huyết để sàng lọc tiểu đường thai kỳ. Được các bác sĩ tư vấn làm và hướng dẫn lấy mẫu theo đúng quy định, dựa trên kết quả xét nghiệm, may mắn chị phát hiện kịp thời nên được bác sĩ tư vấn chế độ dinh dưỡng và điều trị. Hiện tại sức khỏe của chị ổn định, thai phát triển trong mức chuẩn để đợi ngày sinh.
Theo giảng viên đào tạo Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, nếu mẹ bầu có chẩn đoán tiểu đường thai kỳ, thì không nên quá lo lắng mà nên làm đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa về khám cũng như thực hiện chế độ ăn để ổn định được đường huyết.
Tại sao mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ phải kiểm soát bệnh chặt chẽ?
Tại sao mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ phải kiểm soát bệnh chặt chẽ?
Theo các nghiên cứu khoa học, cứ 7 phụ nữ mang thai có 1 người gặp phải tình trạng tiểu đường thai kỳ. Đây là tình trạng rất báo động với phụ nữ mang thai, bệnh gây biến chứng cho mẹ (tăng nguy cơ sảy thai, thai lưu, sinh non, tăng huyết áp,…) và cho thai nhi (thai không phát triển, dị tật bẩm sinh, thậm chí tử vong ngay sau sinh). Chính vì vậy, các chuyên gia y tế khuyến cáo tất cả phụ nữ mang thai đều cần test dung nạp đường huyết để sàng lọc đái tháo đường thai kỳ thời điểm 24-28 tuần. Đặc biệt, những trường hợp có nguy cơ cao cần thử đường máu sớm hoặc test dung nạp đường sớm hơn như:
- Thừa cân, béo phì;
- Tiền sử gia đình: có người mắc tiểu đường;
- Tiền sử sinh con to ≥ 4000gram;
- Tiền sử bất thường về dung nạp glucose;
- Tuổi mang thai lớn hơn 35 tuổi;
- Tiền sử sản khoa bất thường: Thai lưu không rõ nguyên nhân, con bị dị tật bẩm sinh, tiền sản giật, đẻ non;
- Hội chứng buồng trứng đa nang.
Theo nguồn kiến thức xét nghiệm Y học, hiện nay , xét nghiệm tiểu đường được xem là tiêu chẩn “vàng” chẩn đoán xác định và theo dõi sức khỏe mẹ bầu về tiểu đường thai kỳ. Có 2 thời điểm “lý tưởng” để mẹ bầu làm này gồm:
Giai đoạn 3 tháng đầu (tốt nhất là dưới 13 tuần):Xét nghiệm HbA1C và glucose máu lúc đói. Nếu thuộc type có yếu tố nguy cơ cao tiểu đường thai kỳ, mẹ sẽ được làm nghiệm pháp dung nạp đường huyết.
Giai đoạn từ tuần 24 – 28:Mẹ bầu cần nhịn ăn trước tối thiểu 8 tiếng, cách lấy máu xét nghiệm được thực hiện như sau:
- Lấy máu lần 1 lúc đói;
- Uống 1 cốc nước đường liều lượng đúng theo quy định: sau 1 tiếng, xét nghiệm lại đường máu lần 2 và sau 2 tiếng xét nghiệm lại đường máu lần 3.
Sau kết quả 3 lần xét nghiệm, bác sĩ kết luận tình trạng sức khỏe của mẹ bầu. Nếu chẩn đoán tiểu đường thai kỳ, sẽ được tư vấn chế độ ăn, vận động hoặc thuốc điều trị thích hợp, cách theo dõi đường máu mao mạch tại nhà và lịch tái khám phù hợp cho bệnh lý của từng thai phụ.
Nguồn: kythuatxetnghiem.com tổng hợp