Văn bằng 2 Cao đẳng Xét nghiệm Cao đẳng Y Dược TP HCM
Trang chủ >> Sức Khỏe Giáo Dục >> Khi nào cần thực hiện xét nghiệm Rubella ở phụ nữ mang thai?

Khi nào cần thực hiện xét nghiệm Rubella ở phụ nữ mang thai?

Rubella là một loài virus lành tính với người bình thường, tuy nhiên lại cực kì nguy hiểm đối với phụ nữ đang mang thai vì nó có thể gây ra nhiều dị tật cho thai nhi.

Tác hại của bệnh Rubella đối với thai nhi

Rubella là một căn bệnh truyền nhiễm rất nhanh, có thể xảy ra ở tất cả mọi người, tuy nhiên chúng không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại đặc biệt gây hại cho thai nhi, dẫn đến sẩy thai, thai chết trong tử cung hoặc gây nên những dị dạng cho thai nhi sau khi sinh như: các khuyết tật về tim, đục thủy tinh thể, điếc bẩm sinh, chậm phát triển trí tuệ… đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

Việc tiến hành một số kỹ thuật xét nghiệm y học để phát hiện sớm Rubella rất quan trọng, đặc biệt là với phụ nữ mang thai để đưa ra hướng điều trị phù hợp và sớm nhất tốt cho thai nhi và mẹ bầu.

Xét nghiệm máu phát hiện Rubella

Virus Rubella có hai kháng thể là IgM và IgG:

  • Kháng thể Rubella IgM xuất hiện trong máu sau khi tiếp xúc virus Rubella, tăng lên và đạt đỉnh trong máu trong khoảng 7- 10 ngày sau khi nhiễm trùng và giảm dần trong vài tuần sau đó. Với trường hợp bị nhiễm bệnh sơ sinh, kháng thể Rubella IgM được phát hiện trong vài tháng đến một năm.
  • ​Kháng thể Rubella IgG xuất hiện chậm hơn IgM. Sau khi xuất hiện, kháng thể IgG sẽ tồn tại trong máu cho đến suốt cuộc đời, có chức năng bảo vệ chống lại nhiễm trùng.

Mục đích của xét nghiệm là để xác định kháng thể Rubella IgG và Rubella IgM khi phụ nữ mang thai có dấu hiệu và triệu chứng nhiễm Rubella

Khi nào cần làm xét nghiệm Rubella?

Xét nghiệm Rubella là bắt buộc khi người phụ nữ đang mang thai hoặc có ý định mang thai trong các kiểm tra khả năng miễn dịch chống lại bệnh. Những thai phụ chưa từng tiêm ngừa Rubella hay chưa từng mắc bệnh Rubella trước khi mang thai nên làm xét nghiệm Rubella.

Nếu mẹ bầu đang nghi ngờ mắc Rubella (sốt nhẹ, phát ban, đau khớp, nổi hạch sau tai, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi kèm mắt đỏ, Đau các khớp, Sưng hạch bạch huyết.) Vì nhiều nguyên nhân có thể gây ra các triệu chứng tương tự, các bác sĩ sẽ cần phải chỉ định các xét nghiệm để xác định chẩn đoán .

Các xét nghiệm có thể được lặp đi lặp lại trong 2- 3 tuần để xác định mức độ kháng thể ban đầu và để xác định xem mức độ được tăng hoặc giảm theo thời gian, vì kháng thể rubella IgM và IgG mất một thời gian để xuất hiện sau khi nhiễm bệnh.

Kỹ thuật Xét nghiệm miễn dịch IgM, IgG có thể tiên lượng được thời gian nhiễm virus để bác sĩ có thể đưa ra những hướng xử trí và theo dõi thích hợp. Tuy nhiên nhiều trường hợp làm xét nghiệm muộn nên không thể biết chính xác người đó nhiễm trước hay trong khi mang thai.

Xử lý khi mẹ bầu mắc bệnh Rubella

Bác sĩ Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho biết, việc xác định thời gian mắc bệnh là rất cần thiết trong việc điều trị, giúp các bác sĩ có thể chẩn đoán được những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra đối với thai nhi trong từng giai đoạn, để đưa ra những biện pháp xử lý hợp lý, kịp thời nhất

Mắc bệnh ở giai đoạn đầu của thai kỳ: Tỷ lệ dị tật của thai nhi trong giai đoạn này là rất cao, giai đoạn này được khuyến cáo nên bỏ thai để tránh những rủi ro có thể xảy ra cho người mẹ

Mắc bệnh ở tuần thứ 13 đến 18 của thai kỳ: Nguy cơ cao thai bị dị tật bẩm sinh, để chẩn đoán chính xác cần chọc ối để xét nghiệm. Nếu phát hiện virus có trong nước ối thì khuyến cáo nên bỏ thai, vì thai đã có nguy cơ cao bị dị tật, trường hợp không phát hiện virus rubella trong nước ối cần được tiếp tục theo dõi.

Mắc bệnh khi thai nhi trên 18 tuần: giai đoạn này thai nhi đã phát triển cho nên nguy cơ bị di tật bẩm sinh thấp, tuy nhiên vẫn cần theo dõi đặc biệt để nhận biết sớm những thay đổi của thai nhi.

Để ngăn ngừa bệnh Rubella cần phải trang bị những kiến thức Xét nghiệm y học, trước khi mang thai cần được tiêm phòng vắc xin dạng đơn hoặc dạng phối hợp phòng bệnh rubella, sởi, quai bị, phụ nữ có thai tuyệt đối không tiếp xúc với người bệnh rubella. Khi phải tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang y tế và trang bị phòng hộ cá nhân.

Có thể bạn quan tâm

Các chỉ số xét nghiệm chẩn đoán bệnh đái tháo đường

Khi mới mắc bệnh đái tháo đường thường không có biểu hiện lâm sàng đặc …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *