Thận là cơ quan có vai trò quan trọng trong cơ thể, khi thận hoạt động tốt thì cơ thể sẽ khỏe mạnh và ngược lại. Vậy để đánh giá và kiểm tra chức năng thận cần thực hiện những xét nghiệm nào?
- Tìm hiểu các xét nghiệm chẩn đoán bệnh tiểu đường
- Quy trình và phương pháp xét nghiệm tầm soát ung thư phổi như thế nào?
- Phương pháp xét nghiệm sinh hóa nước tiểu bao gồm những gì?
Những xét nghiệm đánh giá chức năng thận quan trọng
Đánh giá và kiểm tra chức năng thận bằng những xét nghiệm nào?
Hiện nay có rất nhiều phương pháp xét nghiệm có thể dùng để đánh giá chức năng thận. Qua những kết quả xét nghiệm sẽ phát hiện được các dấu hiệu bất thường của thận, nhằm chẩn đoán chính xác và các bác sĩ sẽ đưa ra những phương pháp điều trị cụ thể.
Bác sĩ – Giảng viên Cao đẳng Kỹ thuật Xét nghiệm Y học cho biết một số phương pháp xét nghiệm mà các bác sĩ thường sử dụng:
Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu thường được bác sĩ dùng để đánh giá chính xác hoạt động của thận.
-
Độ lọc cầu thận (GFR)
Phương pháp xét nghiệm độ lọc cầu thận giúp đo lưu lượng máu lọc qua cầu thận trong một đơn vị thời gian. Phương pháp xét nghiệm này giúp tính toán được độ creatinin huyết thanh – sản phẩm của sự thoái hóa creatin trong các cơ được đào thải qua thận.
Tuy nhiên, việc tính toán này sẽ được kết hợp với các yếu tố như: độ tuổi, cân nặng, giới tính và kích thước cơ thể. Phương pháp xét nghiệm độ lọc cầu thận sẽ giúp xác định bệnh suy thận mạn.
-
Xét nghiệm ure máu
Khi quá trình thoái hóa của protein diễn ra sẽ tạo thành ure, được lọc qua cầu thận và đào thải ra ngoài cơ thể qua nước tiểu. Trong trường hợp, nếu chỉ số ure trong máu là 2.5 – 7.5 mmol/l tức là thận của bạn đang hoạt động bình thường. Nếu những chỉ số ure tăng hoặc giảm thì rất có thể người bệnh sẽ mắc một trong các căn bệnh về thận.
-
Phương pháp xét nghiệm rối loạn cân bằng kiềm toan
Khi bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân mắc bệnh thận thì sẽ chỉ định thực hiện xét nghiệm rối loạn cân bằng kiềm toan. Khi mắc bệnh suy thận thì độ pH cân bằng trong máu là 7,37 – 7,43 làm tăng nồng độ acid trong máu và các cơ quan trong cơ thể.
-
Xét nghiệm acid uric máu
Xét nghiệm acid uric máu được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán bệnh thận, bệnh goot và một số bệnh lý khác. Nếu người bệnh có chỉ số acid trong máu tăng hơn 180 – 420 mmol/l ở nam giới và 150 – 360 mmol/l ở nữ giới thì sẽ bị suy thận, gout, vảy nến…
Các xét nghiệm hình ảnh
Bác sĩ Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho biết, khi muốn tìm ra những bất thường qua hình ảnh thận thì bác sĩ sẽ chỉ định làm xét nghiệm hình ảnh:
-
CT scan có cản quang
Phương pháp chẩn đoán CT scan có cản quang được sử dụng chất cản quang để chụp hình ảnh thận sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán các cấu trúc bất thường của thận và nguyên nhân khiến nghẽn dòng nước tiểu.
-
Siêu âm
Kỹ thuật xét nghiệm siêu âm giúp tìm ra những bất thường của thận và các vật thể gây nghẽn dòng nước tiểu. Tuy nhiên xét nghiệm siêu âm được sử dụng sóng âm thanh để có hình ảnh của thận.
-
Sinh thiết thận
Xét nghiệm sinh thiết được dùng trong quá trình ghép thận và chữa bệnh thận. Phương pháp này được thực hiện bằng cách sử dụng một cây kim mỏng với một cạnh sắc bén cắt những miếng nhỏ của mô thận để kiểm tra dưới kính hiển vi.
Xét nghiệm nước tiểu
Xét nghiệm này thường được bác sĩ chỉ định khi muốn biết lượng nước tiểu mà cơ thể sản xuất ra hoặc đo lượng protein trong vòng 24 giờ của bệnh nhân.
-
Điện di nước tiểu
Phương pháp xét nghiệm điện di nước tiểu giúp phân biệt được protein niệu do tổn thương ống thận hay viêm cầu thận cấp và giúp xác định, phân loại các protein nước tiểu.
-
Tổng phân tích nước tiểu
Phương pháp xét nghiệm nước tiểu sẽ giúp các bác sĩ chẩn đoán một số bệnh lý mãn tính như: nhiễm trùng bàng quang, tiểu đường và sỏi thận.
-
Protein trong nước tiểu
Protein niệu là tình trạng lượng protein dư thừa trong nước tiểu. Do dư thừa protein trong nước tiểu bạn sẽ gặp phải các bệnh lý như: suy thận, viêm cầu thận, đái tháo đường, tăng huyết áp…
Tất cả các kỹ thuật xét nghiệm cần có những kết quả chính xác, để đưa ra phương hướng điều trị cụ thể. Do đó bệnh nhân cần tuân thủ thực hiện theo đúng những yêu cầu của bác sĩ nhé!
3 comments
Pingback: Những thông tin bạn cần biết về xét nghiệm Prealbumin
Pingback: Bác sĩ chia sẻ ý nghĩa các chỉ số trong xét nghiệm mỡ máu
Pingback: Tìm hiểu các xét nghiệm chẩn đoán bệnh ung thư máu hiện nay