Văn bằng 2 Cao đẳng Xét nghiệm Cao đẳng Y Dược TP HCM
Trang chủ >> Sức Khỏe Giáo Dục >> Nguyên nhân và cách chẩn đoán điều trị bệnh u xương ác tính

Nguyên nhân và cách chẩn đoán điều trị bệnh u xương ác tính

Ung thư xương là một bệnh lý ác tính thường gặp ở thiếu niên và thanh niên trẻ, khởi phát từ các tế bào của xương, phổ biến nhất là ung thư xương tạo xương và tạo sụn.

U xương ác tính là bệnh gì?

Ung thư xương là khối u ác tính xảy ra từ các tế bào của xương, hay gặp nhất là ung thư xương tạo xương và tạo sụn. Ung thư xương thường gặp ở thiếu niên và thanh niên trẻ và thường phổ biến hơn ở nam.

Đối tượng nguy cơ cao có thể mắc bệnh U xương ác tính bao gồm:

  • Người có tiền sử gia đình mắc u xương ác tính
  • Người đã từng bị chấn thương, nhất là gãy xương, đụng giập xương
  • Người từng phơi nhiễm với các bức xạ ion hóa trong một thời gian dài
  • Người mắc các bệnh u xương lành tính nhưng lại có nguy cơ chuyển thành ác tính: bệnh Paget xương, bệnh loạn sản xương

Hiện nay, ung thư xương được là một trong những bệnh lý ung thư có thể điều trị được với tỷ lệ sống thêm 5 năm từ 60-70%.

Nguyên nhân gây bệnh U xương ác tính

Nguyên nhân gây ung thư xương cho đến nay vẫn chưa được biết rõ. Sau khi thực hiện các kỹ thuật xét nghiệm y học tương ứng, các yếu tố được coi là có liên quan và làm tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm:

  • Bức xạ ion hóa: chiếm 18% tất cả các ung thư xương, là tác nhân vật lý từ môi trường bên ngoài gây ung thư.
  • Chấn thương: các tác động va đập từ ngoài làm tổn thương xương, chấn thương do thể thao, tai nạn giao thông. Một số trường hợp ung thư xương có thể phát triển tại vùng bị va đập hoặc gãy xương.
  • Rối loạn di truyền: ung thư xương phổ biến ở người trẻ từ 12-20 tuổi, do đây là độ tuổi xương phát triển mạnh trong thời gian ngắn.

Một số bệnh được xem là lành tính nhưng có nguy cơ chuyển thành ung thư xương:

  • Bệnh Paget của xương: có thể thấy ở vú và da, tiến triển thành ung thư sau 40 tuổi
  • Bệnh loạn sản xương

Phân loại ung thư xương bao gồm:

  • Ung thư tạo xương
  • Ung thư tạo sụn
  • U tế bào khổng lồ ác tính
  • Bệnh sarcom Ewing
  • Ung thư mạch máu
  • Ung thư tế bào liên kết xương

Triệu chứng thường gặp của bệnh U xương ác tính

U xương ác tính thường gặp ở người trẻ tuổi, đặc biệt trẻ có chiều cao vượt trội hơn các trẻ khác cùng lứa tuổi

Vị trí thường gặp: Trên hình ảnh Xquang sau khi sử dụng các kỹ thuật hình ảnh y học có thể thấy vị trí thường gặp tại đầu dưới xương đùi và đầu trên xương chày. Vị trí ít gặp hơn là đầu trên xương đùi và đầu trên xương cánh tay; xương dẹt hay bị ung thư xương là xương chậu và xương bả vai.

Các triệu chứng thường gặp của ung thư xương bao gồm:

  • Đau: là triệu chứng khởi đầu thường gặp nhất. Trong giai khởi phát bệnh, bệnh nhân chỉ đau mơ hồ từng đợt sau đó sẽ đau liên tục khiến bệnh nhân mất ăn, mất ngủ,sút cân nhanh, dùng các thuốc giảm đau không hiệu quả.
  • Xuất hiện khối u: u xương xuất hiện với 1 đám chắc, đẩy gồ mặt da, có bờ không rõ, sờ nắn không có cảm giác đau. Kích thước u tăng nhanh làm biến dạng chi vùng có u, gây thâm nhiễm tổ chức phần mềm, nổi rõ các mạch máu dưới da và tân tạo các mạch nhỏ. Giai đoạn muộn hơn u có thể thâm nhiễm gây phá vỡ mặt da, chảy máu dẫn đến bội nhiễm.
  • Gãy xương

Phương pháp áp dụng để điều trị bệnh U xương ác tính

Phẫu thuật:

  • Phẫu thuật bảo tồn chi: phẫu thuật cắt bỏ khối u và ghép phục hồi đoạn xương đã mất hoặc thay xương giả. Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết, chỉ định khi ung thư xương chưa xâm lấn thần kinh và mạch máu
  • Phẫu thuật cắt cụt, tháo khớp: Được chỉ định trong các trường hợp có tổn thương mạch máu và thần kinh chính của chi. Gãy xương bệnh lý có nguy cơ hình thành tế bào ung thư xương nếu phẫu thuật bảo tồn dễ tái phát, biện pháp chẩn đoán sinh thiết không đúng vị trí gây nhiễm bẩn sang tổ chức lành, nhiễm trùng tại u. Tổn thương lan rộng mất kiểm soát vào phần mềm, người bệnh không đáp ứng với hóa chất. Trẻ em dưới 12 tuổi thường được cân nhắc cắt cụt chi vì bảo tồn xương phát triển mạnh, gây chênh lệch chiều dài quá nhiều về sau.

Hóa chất: Có thể được chỉ định thực hiện trong 2 trường hợp:

  • Hóa chất trước phẫu thuật: giúp thu nhỏ kích thước khối u nguyên phát, tạo điều kiện phẫu thuật nhằm bảo tồn chi, kiểm soát các vi di căn
  • Hóa chất sau phẫu thuật: giảm nguy cơ tái phát tại chỗ đặc biệt trong phẫu thuật bảo tồn. Hạn chế di căn xa.

Tia xạ: Chỉ định trường hợp bệnh nhân không thể phẫu thuật, các tia xạ tại chỗ có tác dụng giảm đau và làm chậm sự phát triển của khối u.

Có thể bạn quan tâm

Các loại xét nghiệm dị nguyên và vai trò trong chẩn đoán dị ứng

Xét nghiệm dị nguyên là một công cụ quan trọng trong việc xác định những …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *