Ung thư vòm họng là bệnh ác tính, thường được phát hiện ở giai đoạn muộn do bệnh không có những triệu chứng đặc thù, gây nguy hiểm đến tính mạng. Vậy xét nghiệm ung thư vòm họng bao gồm những gì?
- Phương pháp xét nghiệm sinh hóa nước tiểu bao gồm những gì?
- Thực hiện kỹ thuật xét nghiệm bệnh xơ nang ở trẻ sơ sinh như thế nào?
Ung thư vòm họng là gì?
Ung thư vòm họng (tên tiếng Anh: Nasopharyngeal Carcinoma – NPC) là tình trạng lớp niêm mạc vùng vòm họng có xuất hiện sang thương ác tính. Trong các loại ung thư vùng đầu mặt cổ, ung thư vòm họng chiếm tỷ lệ khá cao. Hầu hết, bệnh thường bắt gặp ở người Việt Nam có độ tuổi từ 30 – 50 tuổi và đang có xu hướng trẻ hóa hơn.
Bệnh ung thư vòm họng thường được phát hiện khi đã ở giai đoạn cuối do không có những triệu chứng hay biểu hiện đặc thù nên dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường như cảm cúm.
Khi bệnh được phát hiện ở giai đoạn cuối, kích thước khối u đã phát triển lớn và di căn, lây lan đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể, điều này gây khó khăn cho việc điều trị và tiên lượng xấu. Theo số liệu thống kê, chỉ có 40% người mắc bệnh ung thư vòm họng có thể duy trì sự sống thêm 5 năm khi có phương pháp điều trị hợp lý và tích cực.
Chính vì vậy mà việc thực hiện các kỹ thuật xét nghiệm sớm là điều kiện tiên quyết trong công tác hỗ trợ chẩn đoán và điều trị bệnh.
Bệnh ung thư vòm họng do những nguyên nhân nào gây nên?
Bác sĩ Cao đẳng Y dược Sài Gòn cho biết một số nguyên nhân có khả năng cao dẫn đến ung thư vòm họng là:
- Bệnh nhân bị nhiễm virus EBV (Epstein Barr).
- Chế độ ăn uống không lành mạnh, hợp lý: thường xuyên ăn các thực thực phẩm đóng hộp, lên men (trứng, thịt, rau quả lên men,…) hoặc các loại thực phẩm được ướp muối mặn trong quá trình chế biến (cá muối, thịt,…).
- Do di truyền: gia đình có tiền sử bố hoặc mẹ mắc bệnh ung thư vòm họng thì người con cũng có khả năng mắc bệnh.
- Sử dụng các loại chất kích thích như rượu bia, thuốc là cũng góp phần gia tăng nguy cơ mắc ung thư vòm họng.
Xét nghiệm ung thư vòm họng bao gồm những gì?
Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, sau khi khám lâm sàng, bác sĩ thường chỉ định người bệnh làm một hoặc một số các xét nghiệm như sau:
Nội soi NBI: Có thể giúp chẩn đoán ung thư vòm họng ngay từ giai đoạn sớm khi khối u chưa xuất hiện hạch di căn. Việc này tạo điều kiện để nâng cao hiệu quả của công tác điều trị, từ đó tăng tỷ lệ khỏi bệnh.
Sinh thiết vòm họng: Với sự hỗ trợ của thiết bị nội soi, bác sĩ có thể lấy được mô tế bào tại vị trí tế bào ung thư đang phát triển mạnh để có thể quan sát dưới kính hiển vi.
Chọc hút hạch làm FNA: Chọc sinh thiết hạch cổ để có cơ sở chẩn đoán mô bệnh học cũng như đánh giá được mức độ phát triển của tế bào ung thư trong cơ thể.
Chụp MRI, chụp CT Scanner: Thông qua hình chụp từ việc chụp CT hoặc MRI, bác sĩ có thể xác định được khối u đang xâm lấn ở mức độ nào.
Xét nghiệm máu: Xác định kháng thể hoặc kháng nguyên của virus EBV, thử các phản ứng huyết thanh IgA/EBNA, IgA/EA, IgA/VCA trong suốt quá trình điều trị để đánh giá tiên lượng bệnh.
Cần làm xét nghiệm ung thư vòm họng khi nào?
Giai đoạn đầu của ung thư vòm họng thường rất khó phát hiện do hầu hết các dấu hiệu của bệnh không đặc thù mà rất giống với các bệnh lý tai mũi họng thông thường. Vì vậy mà người bệnh hay chủ quan không đi khám và sử dụng sai loại thuốc.
Theo lời khuyên của các chuyên gia, người bệnh có thể quan sát và theo dõi các triệu chứng mình gặp phải, nếu các dấu hiệu xuất hiện ở một bên và không thuyên giảm dù đã dùng thuốc thì rất có thể bạn đã mắc ung thư vòm họng. Khi đó, thực hiện các xét nghiệm ung thư vòm họng là phương pháp tốt nhất để xác định chính xác bệnh.