Văn bằng 2 Cao đẳng Xét nghiệm Cao đẳng Y Dược TP HCM
Trang chủ >> Kiến thức Xét nghiệm Y học >> Xét nghiệm máu tổng quát và những điều cần lưu ý

Xét nghiệm máu tổng quát và những điều cần lưu ý

Xét nghiệm máu tổng quát là một trong những xét nghiệm thường quy được chỉ định trong khám chữa bệnh, khám định kỳ hằng năm. Ngoài ra, xét nghiệm máu cần phải có trong khám sức khỏe tổng quát (hồ sơ xin việc, hồ sơ thi tuyển đi học, hồ sơ xin các giấy phép, khám tiền hôn nhân…) giúp tầm soát phát hiện các bệnh lý ở giai đoạn sớm để có thể chữa trị kịp thời hoặc cảnh báo các bệnh có thể sẽ bị mắc phải.

Phòng ngừa, chẩn đoán hoặc điều trị bệnh từ giai đoạn rất sớm

Thông qua xét nghiệm máu tổng quát, một số bệnh lý có thể được phòng ngừa hoặc chẩn đoán và điều trị ngay giai đoạn rất sớm. Hơn nữa, khi kết hợp với các thông tin sức khỏe từ tiền sử bệnh lý và thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ xác định các vấn đề sức khỏe hiện tại, hướng điều chỉnh khắc phục hoặc điều trị, và biện pháp phòng ngừa, bảo vệ sức khỏe trong tương lai. Người bệnh cũng hiểu hơn về tình trạng cơ thể, từ đó điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, luyện tập, nghỉ ngơi phù hợp, tăng cường sức khỏe bản thân.

Xét nghiệm máu tổng quát gồm những gì?

Xét nghiệm máu thông thường bao gồm 2 nhóm xét nghiệm cơ bản: xét nghiệm huyết học và xét nghiệm sinh hóa máu.

Xét nghiệm công thức máu

Là một xét nghiệm cơ bản trong xét nghiệm huyết học, cần thiết khi khám sức khỏe cũng như khám chữa bệnh. Xét nghiệm này cung cấp các thông tin về thành phần máu như: Tế bào hồng cầu, tế bào bạch cầu, tế bào tiểu cầu và nhiều thành phần tế bào khác trong máu. Kết quả công thức máu giúp Bác sĩ có thể đánh giá tình trạng thiếu máu hay dấu hiệu bất thường như nhiễm trùng, bệnh về máu và các rối loạn khác.

  • Nhóm máu: Xác định nhóm máu cần thiết giúp trong những trường hợp cấp cứu cần truyền máu. Xét nghiệm này chỉ cần làm khảo sát một lần.

Xét nghiệm sinh hóa máu

Xét nghiệm sinh hóa máu sẽ cung cấp các chỉ số đánh giá những chức năng quan trọng của cơ thể, bao gồm:

  • Xét nghiệm chức năng gan thông qua các chỉ số AST (GOT), ALT (GPT), GGT, định lượng Bilirubin (toàn phần, trực tiếp và gián tiếp)… để đánh giá chức năng hoạt động của gan.
  • Xét nghiệm chức năng thận qua các chỉ số: Creatinin, Ure để đánh giá chức năng hoạt động của thận.
  • Xét nghiệm đường máu và HbA1c: Tầm soát bệnh đái tháo đường.
  • Xét nghiệm mỡ máu gồm có các chỉ số: Cholesterol toàn phần, LDL-C, HDL-C, Triglycerid. Tầm soát các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch.
  • Xét nghiệm acid uric trong máu: đánh giá nguy cơ bệnh gout.

Xét nghiệm nước tiểu

Xét nghiệm nước tiểu cũng là một xét nghiệm cơ bản trong khám sức khỏe. Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu sẽ kiểm tra các thành phần khác nhau có trong nước tiểu có thể đánh giá hoạt động và phát hiện các bệnh về thận, đái tháo đường, gan mật…

Các xét nghiệm khác

Ngoài các xét nghiệm tổng quát trên, gói khám sức khỏe tổng quát cao cấp hơn có thể có thêm các xét nghiệm khác, bao gồm:

  • Xét nghiệm tầm soát ung thư như: ung thư gan, ung thư tiền liệt tuyến ở nam, ung thư cổ tử cung ở nữ…
  • Xét nghiệm nội tiết tố: Testosterone ở nam, hormone FSH và LH ở nữ.
  •  Xét nghiệm kiểm tra chức năng tuyến giáp: FT3, FT4, TSH.
  • Xét nghiệm miễn dịch vi sinh: Kiểm tra có nhiễm các virus viêm gan A,B,C, virus HIV…

Quy trình lấy máu xét nghiệm

Việc lấy máu xét nghiệm tuân thủ theo đúng quy trình, đảm bảo yếu tố an toàn và không đau cho người bệnh

  • Lấy máu tĩnh mạch: Cho người lớn và trẻ lớn.
  • Lấy máu mao mạch (máu ở đầu ngón tay áp út): Cho trẻ nhỏ và các xét nghiệm đặc biệt.

Kỹ thuật lấy máu

  • Điều dưỡng chuyên nghiệp có tay nghề cao, máu được lấy nhanh chóng và không gây đau.
  • Nơi lấy máu tiện nghi và khang trang.
  • Mẫu máu được đựng trong các ống chuyên biệt theo tiêu chuẩn.
  • Thông tin mẫu máu được sử dụng bằng hệ thống Barcode.
  • Dụng cụ lấy máu được sử dụng hệ thống lấy máu chân không (trừ trường hợp đặc biệt theo yêu cầu xét nghiệm).

Những lưu ý trước khi lấy máu làm xét nghiệm

Thời điểm lấy máu 

Buổi sáng là thời điểm tốt nhất để lấy mẫu máu xét nghiệm. Ngoài ra, trong vòng 8 – 12 tiếng trước khi lấy mẫu máu, người lấy máu cần nhịn ăn, không uống các loại nước như nước ngọt, nước trái cây, sữa, rượu… nhưng có thể uống nước lọc.

Yếu tố ảnh hưởng đến xét nghiệm máu

Các chỉ số sinh hóa máu của một số xét nghiệm nếu thực hiện không đúng thời điểm, sau ăn hoặc sau khi dùng các chất kích thích sẽ cho kết quả không chính xác. Do đó, cần tuân theo những quy định cụ thể với từng loại xét nghiệm: (1)

  • Xét nghiệm mỡ máu, đường huyết, xét nghiệm định lượng các loại vitamin… cần nhịn ăn trong vòng 10-12 tiếng trước khi làm xét nghiệm. Vì các chất dinh dưỡng có trong thức ăn, đặc biệt là đường và chất béo có thể khiến kết quả xét nghiệm không chính xác.
  • Xét nghiệm vitamin và vi chất: Không uống các loại thuốc bổ, vitamin, khoáng chất trước khi làm xét nghiệm này. Thời gian ngừng uống trước khi làm xét nghiệm bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể với từng loại. Với các loại thuốc tiểu đường, thuốc huyết áp… cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Xét nghiệm nước tiểu: Giống như xét nghiệm máu, không nên ăn hoặc uống các loại thức ăn, đồ uống có nhiều đường và chất béo trước khi làm xét nghiệm nước tiểu. Nên nhịn ăn trước 12 tiếng. Trong một vài kiểm tra, xét nghiệm nước tiểu không cần nhịn ăn nhưng cần uống nhiều nước lọc để kết quả xét nghiệm được chính xác.
  • Xét nghiệm định lượng vitamin, cần thực hiện khi đói. Vì thế, nên nhịn ăn từ 8 – 12 tiếng trước khi làm xét nghiệm. Nếu ăn uống trước khi làm xét nghiệm sẽ khiến kết quả định lượng vitamin bị sai lệch.
  • Một số xét nghiệm máu vẫn có thể ăn uống bình thường như xét nghiệm công thức máu, xét nghiệm sắt, xét nghiệm canxi…

Đối tượng nên làm xét nghiệm máu tổng quát

Theo các bac sĩ trường cao đẳng dược sài gòn khuyến cáo, mọi đối tượng bất kỳ người già, người trưởng thành đến trẻ em đều nên đi xét nghiệm máu tổng quát định kỳ hằng năm.

Cụ thể:

  • Từ 18-30 tuổi: Xét nghiệm máu tầm soát các bệnh truyền nhiễm có nguy cơ lây nhiễm cao như: viêm gan B, viêm gan C, bệnh lây qua đường tình dục (lậu, giang mai); khám kiểm tra sức khỏe sinh sản, sức khỏe tiền hôn nhân.
  • Từ 30-40 tuổi: Xét nghiệm máu giúp tầm soát sớm các bệnh tim mạch, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, gout,… ung thư phụ khoa (ở phụ nữ).
  • Độ tuổi trung niên: Xét nghiệm máu giúp tầm soát các bệnh lý tim mạch, đái tháo đường, tăng huyết áp, xương khớp…; các bệnh lý ung thư phổ biến như ung thư gan, ung thư dạ dày, ung thư vòm họng, ung thư phổi, ung thư tuyến tiền liệt (ở nam giới)…

Hướng dẫn cách đọc kết quả xét nghiệm máu

trường cao đẳng dược sài gòn đào tạo y dược
trường cao đẳng dược sài gòn đào tạo y dược

Lưu ý: Giangr viên trường cao đẳng dược sài gòn cho biết tất cả các giá trị này chỉ dành cho người lớn, không áp dụng cho trẻ em.

Các kết quả xét nghiệm máu sẽ được thể hiện ở cột kết quả trên phiếu kết quả xét nghiệm và các kết quả này sẽ được so sánh với các giá trị tham chiếu. Tình trạng bất thường khi kết quả vượt cao hơn chỉ số trong khoảng giá trị tham chiếu.

Tuy nhiên nên tham khảo ý kiến bác sĩ, kết hợp với các thông tin sức khỏe từ tiền sử bệnh lý và thăm khám lâm sàng, để được bác sĩ giải thích kết quả chính xác hơn.

Những câu hỏi thường gặp về xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu có nguy hiểm?

Một số người bị bầm tím tại vị trí lấy máu do kim tiêm đi vào. Vết bầm thường nhẹ và sớm biến mất. Tuy nhiên, một số người cảm thấy lo lắng, chóng mặt và ngất xỉu trong và sau khi lấy máu. Nếu điều này từng xảy ra trong quá khứ, bạn hãy nói với kỹ thuật viên trước khi thực hiện xét nghiệm để có thể giúp bạn thoải mái hơn.

Xét nghiệm máu tổng quát bao lâu có kết quả?

Với các thiết bị máy móc hiện đại hiện nay, chỉ cần thời gian khoảng 60 – 90 phút kết quả sẽ được trả hoàn tất cho việc thực hiện các xét nghiệm tổng quát thường quy huyết học và sinh hóa như: công thức máu, chức năng gan, thận, mỡ máu, đường máu…

Có thể bạn quan tâm

Những điều cần biết về Xét nghiệm PCR

Xét nghiệm PCR, viết tắt của Polymerase Chain Reaction được xem là một công cụ …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *