Văn bằng 2 Cao đẳng Xét nghiệm Cao đẳng Y Dược TP HCM
Trang chủ >> Kiến thức Xét nghiệm Y học >> Tại sao cần phải khám sức khỏe tiền hôn nhân?

Tại sao cần phải khám sức khỏe tiền hôn nhân?

Khám sức khỏe tiền hôn nhân hiện nay được rất nhiều bạn trẻ quan tâm.Vậy mục đích và lợi ích của việc khám sức khỏe trước khi hôn nhân? Khi khám cần làm các Xét nghiệm Y học gì?

Các Bệnh viện lớn có thể cung cấp dịch vụ khám sức khỏe tiền hôn nhân tốt, vì có đội ngũ Y sĩ đa khoa, Bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, trang bị đầy đủ các thiết bị y tế, liên tục cập nhật, áp dụng các kỹ thuật tiên tiến vào khám và làm các xét nghiệm tiền hôn nhân.

kham-suc-khoe-tien-hon-nhan

Vì sao phải khám sức khỏe tiền hôn nhân?

Khám sức khỏe tiền hôn nhân đã tìm các bạn trẻ bạn không chỉ được tư vấn về tình dục an toàn, các bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là bệnh lây truyền qua đường tình dục, cách phòng tránh,tiền sử bệnh lý của người vợ người chồng. Hoặc những điều cần biết trong đêm tân hôn, làm một số xét nghiệm cần thiết phù hợp với từng cá nhân.

Khám tiền hôn nhân cần khám và làm các xét nghiệm gì?

Trong khi tư vấn bác sĩ sẽ giới thiệu chi tiết cho bạn. Dưới đây là một số thông tin mà bạn có thể tham khảo về các bước khám sức khỏe tiền hôn nhân :

Bước 1: Khám tổng quát (đo chiều cao, cân nặng, vòng ngực, khám tim mạch, hô hấp…).

Bước 2: Khám lâm sàng theo các chuyên khoa.

Đối với nữ giới: Bác sĩ sẽ hỏi tiền sử về các bệnh nội, ngoại, và tiền sử sản- phụ khoa. Tiếp theo là khám vú, khám bộ phận sinh dục ngoài: âm hộ, môi lớn, môi bé, màng trinh ( Lấy dịch âm đạo). Ngoài ra thăm khám âm đạo, thăm khám phụ khoa qua hậu môn, trực tràng ( nếu cần).
Đối với nam giới: Hỏi tiền sử về các bệnh nội, ngoại; đặc biệt tiền sử về chấn thương, viêm tinh hoàn, bệnh lây truyền qua đường tình dục, sự xuất tinh, sự cương cứng của dương vật. Khám bộ phận sinh dục (bao gồm cả lấy dịch niệu đạo để xét nghiệm): tinh hoàn, dương vật, và thăm khám trực tràng khi cần thiết.

Bước 3: Cận lâm sàng

– Chụp X quang tim, phổi (tư thế thẳng hoặc nghiêng).
– Xét nghiệm máu: Công thức máu, sinh hóa máu
– Xét nghiệm nước tiểu: Đường, protein, tế bào.
– Soi tươi dịch âm đạo và dịch niệu đạo.

Trường hợp nghi ngờ, hướng dẫn tiếp tục khám chuyên khoa sâu để xác định bệnh và hướng dẫn điều trị.

Bước 4: Khám chuyên khoa sâu theo chỉ định của bác sỹ

Bước 5: Kết luận

Căn cứ vào kết quả khám lâm sàng và cận lâm sàng, bác sỹ trực tiếp khám ký giấy chứng nhận sức khỏe, sổ khám sức khỏe và kết luận tình hình sức khỏe của nam, nữ chuẩn bị kết hôn.

xet-nghiem-tien-hon-nhan-dam-bao-suc-khoe

Các bước làm Xét nghiệm Y học tiền hôn nhân thông thường?

STT Nội dung Nam Nữ
1 Khám tổng quát x x
2 Khám phụ khoa, nam khoa x x
3 Xét nghiệm dịch âm đạo   x
4 Xét nghiệm dịch niệu đạo x  
5 Tổng phân tích tế bào máu x x
6 Xác định nhóm máu ABO, Rh x x
7 Xét nghiệm sinh hóa máu (đường huyết, GOT, GPT, Ure, Creatini, Cholesterol, Triglycerid) x x
8 Tổng phân tích nước tiểu x x
9 Xét nghiệm HIV, HBsAg x x
10 Tinh dịch đồ x  
11 Siêu âm ổ bụng x x
12 Siêu âm vú   x
13 Siêu âm tinh hoàn x  
14 Nội tiết tố sinh dục x x

Có thể bạn quan tâm

Tổng hợp các loại hình xét nghiệm u nang buồng trứng phổ biến

U nang buồng trứng có thể gây ra đau đớn và ảnh hưởng đến khả …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *