Văn bằng 2 Cao đẳng Xét nghiệm Cao đẳng Y Dược TP HCM
Trang chủ >> Sức Khỏe Giáo Dục >> Một số phương pháp xét nghiệm lao phổi phổ biến

Một số phương pháp xét nghiệm lao phổi phổ biến

Xét nghiệm lao phổi có vai trò rất quan trọng đối với những người đang trong quá trình điều trị, hoặc có nghi ngờ nhiễm lao phổi. Vậy phương pháp nào thường được ứng dụng trong xét nghiệm lao phổi?

Những tác động của bệnh lao phổi đối với cơ thể

Tác nhân gây bệnh lao do loại trực khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra. Loại vi khuẩn này có thể sinh trưởng trong môi trường tối, ẩm thấp và dễ chết khi tiếp xúc với nhiệt độ cao hay ánh sáng mặt trời. Do vi khuẩn thường tập trung nhiều tại đờm của bệnh nhân, nên nguồn lây chủ yếu đến từ người mắc bệnh truyền sang người lành thông qua đường hô hấp, cụ thể là đờm dãi. Vì vậy, thể lao phổi cũng là thể thường gặp nhất.

Trước khi tìm hiểu các kỹ thuật xét nghiệm lao phổi phổ biến hiện nay, để nhận biết các dấu hiệu nghi nhiễm, chúng ta nên ghi nhớ những triệu chứng của bệnh sau đây:

Triệu chứng toàn thân:

  • Sốt: khoảng 80% bệnh nhân thường gặp những cơn sốt nhẹ kéo dài, xuất hiện vào thời điểm chiều tối hoặc sốt về đêm. Một số bệnh nhân có thể gặp cơ sốt cao cộng với rét run.
  • Thể trạng gầy sút nhanh.
  • Cơ thể mệt mỏi, chán ăn.
  • Tiết nhiều mồ hôi vào ban đêm.
  • Các triệu chứng của thiếu máu: da xanh xao, nhợt nhạt, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn,…
  • Bệnh lao còn có thể gây nên tình trạng mất kinh nguyệt ở nữ giới.

Triệu chứng đường hô hấp: Tùy theo thể trạng của người bệnh nhân có thể xuất hiện một hoặc nhiều triệu chứng như:

  • Ho khan: tần suất ít, khiến nhiều bệnh nhân chủ quan và không chú ý việc mình bị ho. Tình trạng ho khan thường có triệu chứng sốt nhẹ kéo dài kèm theo (trên 3 tuần nghi ngờ nhiễm lao).
  • Ho có đờm: bệnh nhân khạc ra đờm trắng sau ho với số lượng ít.
  • Ho ra máu: có thể lẫn đờm với máu nhưng không nhiều. Nhưng nếu triệu chứng diễn biến nặng có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu và gây tắc phế quản.
  • Đau ngực, đau khi hít vào hoặc đau khi ho.
  • Khó thở: liên quan đến tình trạng phổi tràn ngập dịch đàm và vi khuẩn, khu vực tổn thương lan rộng. Một số ít bệnh nhân có thể nghe được tiếng thở rít.

Phương pháp thường được ứng dụng trong xét nghiệm lao phổi

Bệnh nhân cần thực hiện một số phương pháp xét nghiệm giúp chẩn đoán chính xác tình trạng và theo dõi mức độ tiến triển của bệnh. Việc lựa chọn áp dụng phương pháp nào sẽ tùy thuộc vào quyết định của bác sĩ, cũng như điều kiện tại cơ sở y tế thực hiện thăm khám. Một số phương pháp phổ biến như sau:

X-quang phổi: Bác sĩ – Giảng viên Cao đẳng Kỹ thuật Xét nghiệm Y học Sài Gòn cho biết bệnh nhân sẽ được chụp X-quang để xem xét mức độ thâm nhiễm, tổn thương của phổi, cũng như mức độ đáp ứng với các biện pháp điều trị của bệnh nhân. Hình ảnh trên phim X-quang gợi ý lao phổi tiến triển là thâm nhiễm, nốt, hang, xơ hang, có thể co kéo ở 1/2 trên của phế trường, có thể 1 bên hoặc 2 bên. Đa số trường hợp điều trị lao phổi đều cần thực hiện xét nghiệm này suốt quá trình điều trị.

Nhuộm soi đờm trực tiếp tìm AFB: AFB được viết tắt từ Acid Fast Bacillus test, phương pháp được thực hiện bằng cách lấy mẫu đờm của bệnh nhân sử dụng phương pháp nhuộm Ziehl-Neelsen soi trên kính hiển vi, quan sát trực tiếp để tìm AFB giúp khẳng định chẩn đoán. Bệnh nhân sẽ được xét nghiệm 2 mẫu đờm tại chỗ, thời điểm lấy mẫu 1 và mẫu 2 phải cách nhau ít nhất là 2 giờ.

Xét nghiệm Xpert MTB/RIF: Đây là một phương pháp xét nghiệm ứng dụng sinh học phân tử, dành cho việc chẩn đoán lao hoặc các trường hợp kháng thuốc Rifampicin được WHO khuyến cáo. Nhờ ứng dụng kỹ thuật công nghệ hiện đại, phương pháp này vừa có độ chính xác cao, quá trình thực hiện đơn giản và cho thời gian cho kết quả nhanh chóng.

Nuôi cấy tìm vi khuẩn lao: Với phương pháp cổ điển nuôi cấy trong môi trường giàu dinh dưỡng (thạch đặc), thời gian cho kết quả có thể mất từ 3 – 4 tuần. Nhưng với phương pháp mới MGIT – BACTEC (môi trường lỏng) có thể rút gọn thời gian chỉ trong 2 tuần. Nhưng phương pháp nuôi cấy thường chỉ có thể thực hiện với một vài cơ sở y tế đủ điều kiện, vì quy trình thực hiện phức tạp, cần nhiều thời gian để có được kết quả chính xác.

Ưu điểm của phương pháp này là phân lập và định danh được vi khuẩn lao, có thể làm được kháng sinh đồ với các thuốc dùng trong điều trị bệnh lao.

Ngoài ra, theo giảng viên xét nghiệm y học bác sĩ có thể chỉ định một số kỹ thuật hỗ trợ khác như:

Phản ứng Tuberculin.

Xét nghiệm máu, hay còn được được gọi là xét nghiệm phóng thích interferon-gamma hoặc IGRAs. Xét nghiệm này dùng để đo sự phản ứng của hệ miễn dịch với vi khuẩn gây bệnh lao. Gồm 2 loại: QuantiFERON®–TB Gold In-Tube test (QFT-GIT) vàT-SPOT®.TB test (T-Spot).

Có thể bạn quan tâm

Các xét nghiệm chẩn đoán bệnh xơ nang ở trẻ sơ sinh

Xơ nang là bệnh lý di truyền gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng về …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *