Viêm xoang là bệnh lý tai mũi họng rất phổ biến, thường gặp ở nhiều đối tượng khác nhau. Bệnh không chỉ gây đau nhức, khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt, sức khỏe, công việc mà còn có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy để chẩn đoán bệnh viêm xong cần làm những xét nghiệm gì?
- Tìm hiểu các xét nghiệm chẩn đoán bệnh ung thư vòm họng
- Bệnh viêm gan B được xét nghiệm bằng những cách thức nào?
- Nhứng kỹ thuật xét nghiệm y học giúp sớm phát hiện ung thư
Viêm xoang là bệnh lý tai mũi họng rất phổ biến ở nước ta
Viêm xoang là gì?
Bác sĩ Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho biết, viêm xoang (viêm các xoang) là những hốc rỗng, chứa đầy không khí, nằm phía sau xương gò má và trán. Viêm xoang có 4 loại: xoang trán, xoang sàng, xoang bướm, và xoang hàm trên. Tất cả các xoang này được lót bởi niêm mạc (mô mềm). Viêm xoang là tình trạng niêm mạc xoang cạnh mũi bị viêm, gây tình trạng tích tụ chất lỏng hoặc chất nhầy bên trong. Đây được xem môi trường thuận lợi cho sự phát triển của các vi khuẩn, từ đó tiến triển thành nhiễm trùng.
Phân loại bệnh viêm xoang
Phân loại dựa trên mức độ bệnh
- Viêm xoang cấp tính
- Viêm xoang bán cấp
- Viêm xoang mạn tính
- Viêm xoang tái phát
Phân loại dựa trên vị trí viêm
Căn cứ vào vị trí của xoang mà phân loại thành các bệnh lý sau:
- Viêm xoang hàm trên
- Viêm xoang sàng
- Viêm xoang trán
- Viêm xoang bướm
- Viêm đa xoang
Nguyên nhân gây bệnh viêm xoang là gì?
Những nguyên nhân phổ biến gây bệnh bao gồm:
- Virus
- Dị ứng
- Polyp mũi
- Ô nhiễm không khí
- Bơi/ lặn hồ bơi quá lâu
- Nấm
- Lạm dụng thuốc xịt mũi
- Hút thuốc lá
- Bất thường bẩm sinh vùng mũi
Triệu chứng viêm xoang thường xảy ra như thế nào?
Các dấu hiệu và triệu chứng viêm xoang cấp và mãn tính tính tương tự nhau, vì thế rất dễ gây nhầm lẫn. Các biểu hiện bao gồm:
- Đau ở xoang
- Chảy nước mũi
- Nghẹt mũi
- Đau đầu
- Họng bị kích ứng và gây ho
Ngoài những dấu hiệu trên, bệnh nhân bị viêm xoang còn gặp phải các triệu chứng như:
- Sốt
- Đau tai
- Đau răng
- Sưng vùng mặt
- Hôi miệng
- Mệt mỏi
Các xét nghiệm chẩn đoán bệnh viêm xoang
Giảng viên Cao đẳng Kỹ thuật Xét nghiệm Y học chia sẻ, để tăng thêm mức độ chính xác của chẩn đoán, sau các bước khám viêm xoang ở trên, bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân thực hiện thêm các xét nghiệm như:
Xét nghiệm dị ứng
Nếu nghi ngờ bệnh viêm xoang cấp của bạn bị kích hoạt bởi dị ứng, bác sĩ có thể yêu cầu bạn kiểm tra dị ứng qua da. Bằng việc nhỏ các dung dịch chứa các chất dị nguyên lên một miếng lót và dán vào da trong một thời gian nhất định, bác sĩ có thể giúp bạn xác định được chính xác có phải bạn bị viêm mũi xoang dị ứng không và chất nào gây ra tình trạng dị ứng.
Nội soi mũi
Bác sĩ sử dụng một ống mỏng linh hoạt đưa vào trong mũi nhằm quan sát được hết tất cả những gì đang diễn ra bên trong các hốc xoang.
Chụp X- quang, CT
Hình ảnh ghi nhận được sẽ giúp bác sĩ phát hiện ra những điểm bất thường trong xoang.
Xét nghiệm mẫu mô mũi hoặc xoang
Kỹ thuật xét nghiệm này ít khi được thực hiện. Tuy nhiên bác sĩ có thể cần phải lấy mẫu mô từ mũi và xoang quan sát dưới kính hiển vi để tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh ( chẳng hạn như vi khuẩn, virus, nấm) trong các trường hợp không đáp ứng tốt với điều trị.
3 comments
Pingback: Chỉ số RDW có ý nghĩa thế nào trong xét nghiệm
Pingback: Ý nghĩa của các loại ống nghiệm trong quá trình xét nghiệm
Pingback: Tìm hiểu về kỹ thuật xét nghiệm sinh hóa nước tiểu