Văn bằng 2 Cao đẳng Xét nghiệm Cao đẳng Y Dược TP HCM
Trang chủ >> Kiến thức Xét nghiệm Y học >> Kỹ thuật viên xét nghiệm nói về việc mẫn cảm văcxin Quinvaxem vừa qua

Kỹ thuật viên xét nghiệm nói về việc mẫn cảm văcxin Quinvaxem vừa qua

Sau khi tiêm ngừa Quinvaxem một số trẻ em đã tử vong trong tháng 3, đã làm dư luận một lần nữa băn khoăn về vấn đề tai biến do văcxin. Tuy các cơ quan chuyên môn đã xác nhận văcxin vẫn an toàn.

tiem-chung-vacxin

Kỹ thuật viên xét nghiệm nói về việc mẫn cảm văcxin Quinvaxem vừa qua

Trên thực tế, phản ứng sau tiêm văcxin không phải là một vấn đề mới, nó đã xuất hiện ngay từ khi những mũi văcxin đầu tiên được đưa vào thực nghiệm. Sự phát sinh các tai biến liên quan đến cơ chế hoạt động của văcxin cũng như hiệu quả sinh miễn dịch của nó.

Cơ chế phát sinh các phản ứng sau khi tiêm vacwxin với trẻ nhỏ

Theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 2013, các phản ứng sau tiêm chủng có thể chia thành năm nhóm như sau:

  1. Phản ứng do chính sản phẩm văcxin (các phản ứng dị ứng, quá mẫn cảm…).
  2. Phản ứng do sản phẩm văcxin bị lỗi (virút vẫn còn hoạt tính, độc tố còn mạnh…).
  3. Phản ứng do quá trình tiêm chủng phạm sai lầm (vận chuyển, bảo quản, kỹ thuật…).
  4. Phản ứng do lo lắng quá mức (bị stress, ngất xỉu, phản xạ cường phó giao cảm…).
  5. Trùng hợp với một bệnh khác hay một bệnh tiềm ẩn.

Nhóm 3 và 4 là những nhóm phản ứng có thể phòng ngừa với việc chuẩn bị tâm lý tốt và quy trình chủng ngừa phòng sai sót tốt. Nhóm 2 thường liên quan đến nhà sản xuất và thường xảy ra trên diện rộng, ít nhất là theo lô.

Nhóm 1 liên quan đến cơ địa của trẻ và là nhóm đáng lo ngại nhất, vì phản ứng có thể xảy ra dù văcxin đã được sản xuất đúng theo yêu cầu và được vận chuyển, bảo quản, chủng ngừa đúng kỹ thuật.

Nhóm 5 (và những ca không đủ thông tin, không được xếp nhóm) chính là nguyên nhân gây ra sự chênh lệch về góc nhìn của người dân và nhà quản lý, khi phần lớn ca tử vong rơi vào những nhóm này.

Ở nhóm 1, các triệu chứng thường gặp có thể tại chỗ tiêm như nóng, sưng, đỏ, đau, ngứa hoặc sốt nhẹ, đau nhức cơ. Sự xuất hiện của chúng có thể dự đoán và đôi khi phản ảnh tình trạng miễn dịch tốt của trẻ, biểu hiện tình trạng cơ thể phản ứng với vật lạ, có thể qua phản ứng kháng nguyên – kháng thể trong máu hoặc qua các quá trình thực bào trong mô.

Biểu hiện tại chỗ thường nổi bật chỉ vì đó là nơi tập trung vật lạ/kháng nguyên/chính là văcxin được đưa vào. Không có gì phải lo lắng vì chúng thường diễn tiến lành tính và mất nhanh. Quá trình sản xuất văcxin và các liều lượng được tính toán sao cho kháng thể đạt được nồng độ bảo vệ mà không gây xáo trộn quá mức hệ miễn dịch của cơ thể.

Trong một số trường hợp hiếm, cơ thể trẻ “quá nhạy cảm” với các kháng nguyên trong văcxin được đưa vào và dẫn đến những phản ứng mãnh liệt hơn bình thường. Có thể là các kháng thể được tạo ra với số lượng ồ ạt kích hoạt chuỗi phản ứng kháng nguyên – kháng thể rầm rộ và/hoặc quá trình thực bào bị kích thích quá độ.

tiem_vac_xin

Cần làm xét nghiệm cơ địa trước khi tiêm vaacwxin?

Cả hai quá trình đều dẫn đến việc cơ thể không còn khả năng phân biệt bạn/thù mà bắt đầu tiêu hủy chính các tế bào lành của bản thân. Đó là các phản ứng quá mẫn cảm (hypersensivity reaction) hay phản ứng dị ứng (allergic reaction).

Choáng phản vệ là hình thức cấp tính nhất của phản ứng quá mẫn cảm, khi đó trẻ bị tụt huyết áp, trụy mạch và ngưng thở chỉ khoảnh khắc sau khi tiếp xúc với kháng nguyên. Các biểu hiện trễ hơn của quá mẫn có thể xảy ra ở đường thở, hệ thần kinh hay về máu.

Do đó, khi cân nhắc vấn đề lợi ích/rủi ro thì yếu tố an toàn của văcxin được đặc biệt coi trọng và các ca phản ứng nghiêm trọng thường chịu sự phán xét rất khắt khe của dư luận. Trên thực tế, hồ sơ về an toàn của văcxin được thiết lập, thực hiện và theo dõi rất nghiêm ngặt.

Tuy mọi văcxin đều có khả năng gây ra phản ứng nặng, nhưng các số liệu thống kê chỉ ghi nhận số ca nặng trong khoảng 1-20 ca/triệu liều.

Để có thể đánh giá chính xác nguyên nhân của một phản ứng phụ, WHO đã đưa ra một quy trình điều tra với nhiều câu hỏi thăm dò. Một số lớn ca không đủ thông tin hoặc không đủ chứng cứ chỉ có thể được đưa vào diện không rõ nguyên nhân, không thể xếp loại.

Sự dè dặt này là cần thiết vì việc đánh giá không đúng sẽ gây ảnh hưởng đến việc phòng bệnh của hàng triệu trẻ em khác. Chính vì thế, những câu chuyện như Quinvaxem không ngừng lặp lại trong lịch sử của văcxin.

Kỹ thuật viên xét nghiệm đưa ra phương pháp hạn chế phản ứng nghiêm trọng do văcxin

Câu chuyện của Pentaxim và Quinvaxem có thể gom về một điểm mấu chốt là thành phần văcxin ho gà toàn bào và vô bào. Chuyện này từng xảy ra cách nay hơn 20 năm với DTP (văcxin bạch hầu – uốn ván – ho gà toàn bào) và DtaP (văcxin bạch hầu – uốn ván – ho gà vô bào).

Những năm 1990, sự trùng hợp những cái chết không rõ lý do ở trẻ sau khi chủng DTP cũng đưa đến nghi vấn về vai trò của văcxin. Tuy các nhà nghiên cứu đã loại trừ việc này, nhưng từ năm 1996 DtaP đã hoàn toàn thay thế DTP ở Mỹ và nhiều nước châu Âu.

Cơ sở của việc thay thế này là DtaP ít gây đau và sốt hơn vì chỉ chứa vài kháng nguyên bề mặt là độc tố bạch hầu đã làm giảm độc lực, thay vì toàn bộ hơn 3.000 kháng nguyên của vi khuẩn đã chết. Mặt trái của DTaP là hiệu quả bảo vệ kém hơn và thời gian bảo vệ ngắn hơn, dẫn đến một số cảnh báo tần suất bệnh đang có xu hướng tăng dần ở các nước này trong những năm gần đây, kể cả việc phát dịch (California – Mỹ 2010 và Queensland – Úc 2011).

soc-tiem-vacxin

Chính vì vậy, DTP và Quinvaxem vẫn được khuyến cáo ở các nước đang có tần suất dịch bệnh cao, trong đó có Việt Nam.

Mặt khác, tuy biết rằng khả năng phản ứng nặng là rất thấp cũng như sự “trùng hợp” có thể đóng một vai trò lớn, không bậc cha mẹ nào chấp nhận cái gọi là “tỉ lệ tử vong cho phép”. Do đó, việc chọn lựa Pentaxim hay Infanrix là yêu cầu chính đáng của cá nhân, cần được giải quyết phù hợp.

Những ý kiến đề nghị tăng nhà cung cấp hay cải tiến quy trình xét duyệt có thể giúp tránh cơn sốt văcxin như thời gian vừa qua. Mặt khác, khi cân nhắc về việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng, việc tiếp tục sử dụng Quinvaxem là cần thiết đến khi có những bằng chứng thuyết phục ngược lại.

Nguồn: Cao đẳng Y Dược Pasteur

 

Có thể bạn quan tâm

Những điều cần biết về chỉ số MCH trong xét nghiệm máu

Trong xét nghiệm phân tích tế bào máu, chỉ số MCH (Mean Corpuscular Hemoglobin) là …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *