Văn bằng 2 Cao đẳng Xét nghiệm Cao đẳng Y Dược TP HCM
Trang chủ >> Kiến thức Xét nghiệm Y học >> Cách phòng tránh bất đồng nhóm máu mẹ con Rh

Cách phòng tránh bất đồng nhóm máu mẹ con Rh

Sự không tương thích Rh xảy ra khi bà mẹ mang thai có nhóm máu Rh âm tiếp xúc với máu Rh dương từ thai nhi, dẫn đến sự phát triển của kháng thể Rh trong cơ thể người mẹ. Điều này khiến thai nhi bị thiếu máu, có thể dẫn đến bệnh tan máu của trẻ sơ sinh. Trong trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong

Bất đồng nhóm máu mẹ con Rh

Phòng tránh bằng cách tiêm phòng anti-D Immunoglobulin

Tiêm phòng anti-D Immunoglobulin làm trung hòa mọi kháng nguyên RhD dương tính có thể đã xâm nhập vào máu của người mẹ khi mang thai. Nếu các kháng nguyên đã được trung hòa, máu của người mẹ sẽ không tạo ra kháng thể chống lại hồng cầu của thai nhi. Sản phụ sẽ được tiêm phòng anti-D Immunoglobulin nếu bác sĩ nghi ngờ sản phụ có nguy cơ kháng nguyên RhD từ thai nhi đã xâm nhập vào máu của sản phụ trong trường hợp sản phụ bị chảy máu, có thủ thuật xâm lấn hoặc nếu bị chấn thương bụng.

Theo tin tức kỹ thuật xét nghiệm, thì vấn đề tiêm phòng anti-D Immunoglobulin cũng được chỉ định trong ba tháng cuối của thai kỳ, nếu nhóm máu của sản phụ âm tính với RhD. Điều này là do có khả năng một lượng máu nhỏ từ thai nhi sẽ đi vào máu của sản phụ trong thời gian này. Hiện tại có hai cách để sản phụ tiêm phòng anti-D Immunoglobulin đó là tiêm immunoglobulin vào trong tuần từ 28 đến 30 của thai kỳ hoặc tiêm 2 mũi gồm một trong tuần thứ 28 và liều còn lại trong tuần thứ 34 của thai kỳ. Hiện này, dường như không có sự khác biệt nào về hiệu quả giữa các phác đồ điều trị 1 liều hoặc 2 liều.

Sau khi sinh, mẫu máu của trẻ sơ sinh sẽ được lấy từ dây rốn. Nếu sản phụ có RhD âm tính và trẻ sơ sinh dương tính với RhD và sản phụ chưa sản xuất kháng thể chống lại Rh (+) thì sản phụ sẽ được tiêm phòng anti-D Immunoglobulin trong vòng 72 giờ sau khi sinh. Việc tiêm sẽ phá hủy bất kỳ tế bào máu RhD (+) đã xâm nhập vào máu của sản phụ trong quá trình sinh nở. Điều này có nghĩa là máu của sản phụ sẽ không có cơ hội tạo ra kháng thể và sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ lần mang thai tiếp theo mắc bệnh rhesus hay còn gọi là bệnh tán huyết ở trẻ sơ sinh do bất đồng nhóm máu mẹ con.

Biến chứng có thể gặp khi tiêm phòng anti-D Immunoglobulin

Anti-D Immunoglobulin

Tiêm phòng anti-D Immunoglobulin được khuyến nghị cho tất cả phụ nữ mang thai có nhóm máu Rh (-), những người chưa nhạy cảm với kháng nguyên RhD, ngay cả khi trước đó sản phụ đã được tiêm phòng anti-D Immunoglobulin. Vì khi đã tiêm phòng anti-D Immunoglobulin sẽ không bảo vệ sản phụ suốt đời để chống lại bệnh rhesus do đó, sản phụ cần tiêm nhắc lại nếu sản phụ đáp ứng các điều kiện cần thiết để cần phải tiêm lại.

Một số các tác dụng phụ có thể gặp do dị ứng với tiêm phòng anti-D Immunoglobulin như phát ban hoặc các triệu chứng giống như cúm. Mặc dù anti-D Immunoglobulin được sản xuất từ huyết tương của người hiến máu và sẽ được xét nghiệm, sàng lọc cẩn thận, nhưng vẫn có thể có một số rủi ro nhưng rất nhỏ. Tuy nhiên, bằng chứng tiêm phòng anti-D Immunoglobulin cho thấy lợi ích của việc ngăn ngừa bệnh rhesus vượt xa so với những rủi ro này.

Nguồn: Kỹ thuật viên xét nghiệm 2020

Có thể bạn quan tâm

Ý nghĩa các chỉ số xét nghiệm viêm gan B quan trọng

Xét nghiệm là công cụ hiệu quả trong việc phát hiện, chẩn đoán và theo …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *