Ngày nay,ngoài các phương pháp chẩn đoán bệnh ký sinh trùng đơn giản,ngành Xét nghiệm Y học đã giúp chúng ta đưa ra thêm nhiều phương pháp để chẩn đoán bệnh vi sinh – kí sinh trùng hiện đại đưa ra kết quả chính sác nhất.
1. Chẩn đoán lâm sàng
Theo các Dược sĩ Trường Cao Đẳng Y Dược TPHCM Bệnh ký sinh trùng ít có triệu chứng đặc thù có thể, có thể có các hội chứng tương tự các bệnh khác nên chẩn đoán lâm sàng gặp nhiều khó khăn cần được khẳng định bằng các chẩn đoán xét nghiệm. Hiện nay tỉ lệ người dân Việt Nam nhiễm ký sinh trùng còn ở mức cao. Nhiều nơi điều kiện y tế chưa cho phép các chẩn đoán xét nghiệm một cách đại trà nên khả năng và kĩ năng của cán bộ y tế về bệnh ký sinh trùng rất cần được trang bị.
2. Chẩn đoán xét nghiệm
Cách chẩn đoán này rất cần thiết để bổ sung cho chẩn đoán lâm sàng và khẳng định bệnh.
2.1. Bệnh phẩm
Thông thường bệnh phẩm được lấy từ nơi ký sinh trùng cư trú hoặc từ sản phẩm đào thải của ký sinh trùng.
Các bệnh phẩm để xét nghiệm ký sinh trùng gồm có:
– Máu: có thể tìm ký sinh trùng sốt rét, giun chỉ, trùng roi hoặc chẩn đoán miễn dịch.
– Phân: tìm các loại trứng giun sán, đơn bào, ấu trùng giun lươn.
– Tủy xương: tìm ký sinh trùng sốt rét khi cần thiết.
– Mô: một số ký sinh trùng sống trong mô như ấu trùng sán dây lợn, ấu trùng giun xoắn, các vi nấm.
– Các loại dịch và chất thải khác: mủ vết thương, dịch ngoáy họng, đờm, dịch âm đạo, dịch niệu đạo, dịch màng bụng, dịch màng phổi, dịch não tủy, dịch rửa phế quản, chất nôn để tìm các loại đơn bào, vi nấm gây bệnh.
– Các bệnh phẩm có tế bào sừng như: lông tóc, vẩy da, móng tìm các vi nấm gây bệnh
– Các mẫu vật để tìm ký sinh trùng: ngoài chẩn đoán xác định bệnh ký sinh trùng ở người còn cần tìm ký sinh trùng ở vật chủ trung gian, ở môi trường ngoại cảnh… Các mẫu vật có thể là: vật chủ trung gian (tôm, cua, cá). Sinh vật trung gian ( ruồi, nhặng, thực vật thủy sinh), nước, rau, đất….
2.2. Các kĩ thuật xét nghiệm
– Xét nghiệm trực tiếp: để tìm ký sinh trùng trưởng thành, trứng, ấu trùng hay đoạn ADN của ký sinh trùng.
+ Kĩ thuật soi tươi: với nước muối sinh lí hoặc với KOH tùy từng loại bệnh phẩm.
+ Kĩ thuật nhuộm soi:
• Nhuộm sống: với xanh methylen hoặc đỏ trung tính 1/10000 để xem cấu tạo của đơn bào.
• Nhuộm chết: từ đơn giản đến phức tạp: nhuộm lugol, nhuộm Gram, nhuộm Giêm Sa, Hematoxilin Fe, nhuộm HE, nhuộm P.A.S.
+ Kĩ thuật nuôi cấy: chẩn đoán các vi nấm.
+ Kĩ thuật khuếch đại gien PCR
– Xét nghiệm gián tiếp: dựa vào phản ứng đặc hiệu giữa kháng nguyên (ký sinh trùng, các chất được ký sinh trùng tiết ra) và kháng thể nên còn được gọi là chẩn đoán miễn dịch học
Xét nghiệm gián tiếp được áp dụng trong trường hợp khó hoặc không thể tìm trực tiếp ký sinh trùng.
+ Phản ứng ngưng liên kết hồng cầu (hémagglutination test).
+ Phản ứng miễn dịch điện li (immunoelectrophoresis).
+ Phản ứng miễn dịch huỳnh quang (immunofluorescence).
+ Phản ứng miễn dịch men (ELISA).
3. Chẩn đoán dịch tễ học, vùng
Theo các Dược sĩ Cao Đẳng Y Dược TPHCM Do đặc điểm ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng liên quan chặt chẽ tới môi trường tự nhiên và môi trường xã hội, các yếu tố địa lí kinh tế, xã hội, phong tục tập quán…nên việc phân tích dặc điểm trên là rất cần thiết cho việc chẩn đoán cá thể và nhất là chẩn đoán cho một cộng đồng, một vùng lãnh thổ hẹp hoặc rộng.
Nhìn chung cần phải kết hợp các phương pháp chẩn đoán lâm sàng xét nghiệm dịch tễ học để bổ sung cho nhau.
Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bác sĩ Phùng Mạnh Cường Bác sĩ Phùng Mạnh Cường