Văn bằng 2 Cao đẳng Xét nghiệm Cao đẳng Y Dược TP HCM
Trang chủ >> Kiến thức Xét nghiệm Y học >> Trước khi xét nghiệm máu có được uống thuốc không?

Trước khi xét nghiệm máu có được uống thuốc không?

Nhiều người trước khi đi xét nghiệm máu vẫn uống thuốc theo thói quen. Kỹ thuật viên xét nghiệm Y học cảnh báo việc dùng thuốc như vậy có thể làm kết quả bị sai lệch.

Trước khi đi xét nghiệm máu có được uống thuốc không?

Trước khi đi xét nghiệm máu có được uống thuốc không?

Trước khi xét nghiệm máu có được ăn uống gì không?

Có những loại xét nghiệm chỉ cho kết quả chính xác khi người bệnh nhịn đói 4 – 6 tiếng trước khi làm xét nghiệm hoặc trước khi xét nghiệm máu không ăn sáng sau một đêm ngủ dậy. Bởi vì sau khi ăn, chất dinh dưỡng sẽ chuyển hóa thành đường glucose để ruột hấp thụ và biến đổi năng lượng nuôi cơ thể.

Lúc này, lượng đường hoặc mỡ trong máu tăng lên rất cao, nếu tiến hành xét nghiệm, kết quả thu được sẽ không chính xác. Bên cạnh việc phải nhịn đói, người làm xét nghiệm cũng không được sử dụng các chất kích thích (thuốc lá, cà phê…) vài giờ trước khi lấy máu để có kết quả chẩn đoán bệnh chính xác.

Tuy nhiên, có một số loại xét nghiệm máu không cần phải nhịn ăn. Chỉ một số bệnh cần kiểm tra đường huyết thì phải nhịn đói khi xét nghiệm: bệnh liên quan đến đường và mỡ (đái tháo đường), bệnh về tim mạch (mỡ máu…), bệnh về gan mật.

Theo giảng viên  Cao đẳng Xét nghiệm Y học Pasteur, một số loại xét nghiệm bệnh khác (khoảng 300 xét nghiệm) như HIV, suy thận, cường giáp, Alzheimer (mất trí nhớ ở người già)…, không cần nhịn đói.

Có được uống thuốc trước khi đi xét nghiệm máu?

Nhiều người do không để ý nên trước khi đi làm xét nghiệm máu vẫn dùng thuốc theo thói quen . Tuy nhiên họ không hề biết rằng việc dùng thuốc như thế có thể làm sai lệch kết quả xét nghiệm, dẫn đến việc điều trị bệnh không có kết quả, thậm chí có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Có được uống thuốc trước khi đi xét nghiệm máu?

Không nên dùng thuốc trước khi đi làm xét nghiệm máu.

Thuốc có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm, vì thế không nên dùng thuốc trước khi đi làm xét nghiệm máu. Nếu như người bệnh đang điều trị bệnh, đang dùng loại thuốc gì, khi đi xét nghiệm máu cần phải thông báo cho thầy thuốc.

Những thuốc có thể làm tăng amylase máu bao gồm: asparaginase, aspirin, thuốc cholinergic, corticosteroids, indomethacin, thuốc lợi tiểu thiazide, methyldopa, thuốc gây nghiện (codein, morphin), thuốc ngừa thai uống và pentazocin.

Ở trẻ em, cần phải chuẩn bị tâm lý cho trẻ thật đầy đủ trước khi tiến hành xét nghiệm hay bất kỳ thủ thuật nào, tùy thuộc vào lứa tuổi của trẻ, trẻ đã trải qua xét nghiệm lần nào chưa và mức độ tin tưởng của trẻ.

Nguồn: Sức khỏe và đời sống.

Nguồn: Cao đẳng Y Dược Pasteur

Có thể bạn quan tâm

Xét nghiệm ARN là gì? Những trường hợp được áp dụng xét nghiệm ARN

Có nhiều loại xét nghiệm ARN khác nhau và chúng có thể được thực hiện …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *