Văn bằng 2 Cao đẳng Xét nghiệm Cao đẳng Y Dược TP HCM
Trang chủ >> Kiến thức Xét nghiệm Y học >> Tìm hiểu về kỹ thuật xét nghiệm nồng độ cồn trong máu

Tìm hiểu về kỹ thuật xét nghiệm nồng độ cồn trong máu

Nồng độ cồn trong máu bao nhiêu thì vượt quá quy định, và kĩ thuật xét nghiệm nồng độ còn trong máu được các kĩ thuật viên xét nghiệm thực hiện như thế nào?

Quy định về kiến thức xét nghiệm y học về nồng độ còn trong máu

Bệnh viện triển khai quy định đo nồng độ cồn trong máu áp dụng tại bệnh viện như sau :

Đối tượng xét nghiệm :

– Xác định nguyên nhân tai nạn giao thông do có sử dụng rượu, bia và nước uống có cồn tương đương như rượu

– Các trường hợp liên quan tới chẩn đoán, điều trị bệnh có liên quan tới nồng độ cồn

Các bước xét nghiệm nồng độ cồn trong máu do kỹ thuật viên xét nghiệm y học thực hiện

a) Các bước chuẩn bị:

–  Trang bị và dụng cụ:

+ Dụng cụ sát khuẩn: Benzalkonium huặc Povidone-iodin (không dùng chất sát khuẩn cồn )

+ Ống nghiệm lấy máu có nút đậy kín và chặt, bơm tiêm lấy máu

– Chuẩn bị đối tượng xét nghiệm và giải thích cho bệnh nhân hoặc người thân

b) Lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm y học:

– Sát trùng: dùng dung dịch sát khuẩn

– Lấy mẫu tĩnh mạch : 03ml

– Ống nghiệm đựng máu chuyên dùng cho xét nghiệm định lượng cồn (có nắp đậy kín)

– Sau khi lấy máu, đậy chặt nút ống nghiệm và chuyển ngay tới phòng xét nghiệm trong vòng 30 phút

– Trên giấy yêu cầu xét nghiệm phải ghi rõ giờ tờ bệnh phẩm, tên tuổi, địa chỉ đối tượng xét nghiệm, tên người lấy máu, BS chỉ định ký phiếu xét nghiệm và ngày giờ.

– Sau khi nhận mẫu bệnh phẩm vẫn được đậy nút kín, ly tâm ngay

– Bệnh phẩm sau ly tâm mở nút đậy và tiến hành phân tích ngay trong vòng 05 phút

– Xét nghiệm được tiến hành trên máy phân tích hóa sinh theo kỹ thuật định lượng cồn máu

Bảng kết quả so sánh nồng độ cồn trong máu

Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn bảng kết quả so sánh nồng độ cồn trong máu như sau:

– Nồng độ cồn trong máu 10-30 mg%: bình thường

– Nồng độ cồn trong máu 30-120 mg%: kích thích

– Nồng độ cồn trong máu 90-250mg%: say

– Nồng độ cồn trong máu 180-300mg%: ngộ độc

– Nồng độ cồn trong máu 250-400mg%: ngộ độc nặng

– Nồng độ cồn trong máu 350-500mg%: hôn mê

– Nồng độ cồn trong máu Trên  450mg%: nguy cơ tử vong

Có thể bạn quan tâm

Những điều cần biết về Xét nghiệm PCR

Xét nghiệm PCR, viết tắt của Polymerase Chain Reaction được xem là một công cụ …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *