Trong 3 ngày cuối tuần vừa qua, tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông đã tiếp nhận hơn 20 bệnh nhân sốt xuất huyết (SXH) nhập viện, trong khi tại Bệnh viện Đống Đa cũng đã điều trị cho trên 20 ca kể từ đầu tháng 9. Điểm chung là nhiều bệnh nhân trước khi nhập viện tưởng nhầm mình mắc sốt phát ban, sốt virus chứ không nghĩ tới SXH.
Điều trị cho bệnh nhân SXH tại Bệnh viện Đống Đa
Bác sĩ Hà Huy Tình, Phó trưởng khoa Truyền nhiễm – Bệnh viện Đống Đa cho biết, đa phần người bệnh cho biết không nghĩ đến SXH ngay từ lúc đầu mà nhầm lẫn SXH với các bệnh lý tương tự như sốt mò, sốt phát ban, sốt virus, dẫn đến nhập viện muộn và trước đó đã điều trị không đúng. Không ít bệnh nhân SXH do lạm dụng thuốc hạ sốt có chứa thành phần paracetamol, uống không đúng liều lượng nên khi xét nghiệm phát hiện men gan tăng cao từ 5 -10 lần so với mức bình thường.
Một nhầm lẫn thường gặp nữa là nhiều người bệnh nghĩ mình đã bị SXH rồi thì không bị lại nữa nên ở những lần sau họ ít khi nghĩ tới SXH. Theo bác sĩ Hà Huy Tình, SXH hiện nay có 4 tuýp gây bệnh khác nhau và 1 người có thể mắc SXH đến 4 lần.
Bác sĩ Hà Huy Tình cho biết, đa số bệnh nhân SXH ở thể nhẹ và nếu được chẩn đoán đúng thì có thể điều trị tại nhà song điều nguy hiểm là rất khó để phân biệt được SXH với sốt phát ban, sốt virus, sốt mò bằng lâm sàng trong 2-3 ngày đầu tiên bởi các bệnh lý này có triệu chứng khá giống nhau.
Ngay cả đến khi đã xuất hiện ban (thông thường từ 1-3 ngày sau sốt), nếu không để ý cũng rất dễ nhầm lẫn SXH với sốt phát ban và sốt mò do các bệnh này cũng xuất hiện ban trên da. Tuy vậy, vẫn có những cách đơn giản để phân biệt SXH với các bệnh lý này ngay tại nhà. Đó là dùng tay căng vùng da có chấm đỏ (ban đỏ), nếu thấy chấm đỏ đó mất đi là sốt phát ban, còn nếu vẫn thấy chấm li ti thì đó là SXH.
Cũng theo bác sĩ Hà Huy Tình, người lớn nếu mắc SXH phải nhập viện sớm trong 3 ngày đầu, nếu nhập viện muộn thì nguy cơ biến chứng rất lớn, việc điều trị sẽ khó khăn hơn nhiều. Với trẻ em, nếu thấy trẻ có biểu hiện sốt cao từ 2 ngày trở lên và có hiện tượng xuất huyết dưới da thì cha mẹ cần đưa trẻ vào bệnh viện theo dõi, tránh việc tự ý điều trị hay lạm dụng truyền dịch để bù nước.
Các bác sĩ nhấn mạnh, SXH cũng giống như các loại sốt virus khác, không có thuốc điều trị đặc hiệu mà chủ yếu là điều trị triệu chứng. Ngoài việc hạ sốt và bù nước theo hướng dẫn của bác sĩ thì giải pháp tốt nhất là người bệnh cần cố gắng ăn uống đảm bảo dinh dưỡng và thường xuyên theo dõi để kịp thời đến bệnh viện điều trị khi thấy có diễn biến nặng hơn.
Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bác sĩ Phùng Mạnh Cường Bác sĩ Phùng Mạnh Cường