Ung thư máu là một căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao, tuy nhiên nhờ một số kỹ thuật Xét nghiệm phát hiện sớm được bệnh giúp nâng cao cơ hội sống cho rất nhiều bệnh nhân.
- Một số Xét nghiệm y học cần làm trước khi kết hôn
- Vai trò của kỹ thuật xét nghiệm sàng lọc không xâm lấn trước khi sinh
- Hướng dẫn cách đọc các chỉ số xét nghiệm máu
Ung thư máu là một căn bệnh hiểm nghèo, mỗi năm tại Việt Nam có hơn 75.000 người chết do bệnh ung thư máu gây ra. Tuy nhiên nếu được phát hiện sớm bệnh nhân có thể sống được thêm 10-20 năm thậm chí là khỏi hoàn toàn. Vậy để phát hiện sớm bệnh ung thư máu thì cần làm những kỹ thuật xét nghiệm nào?
Kỹ thuật Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu là kỹ thuật Xét nghiệm giúp phát hiện bệnh ung thư máu đơn giản nhất. Kỹ thuật này giúp phát hiện sớm các tế bào bạch cầu bất thường rất hữu ích trong đánh giá tình trạng nặng, nhẹ cũng như dự đoán diễn tiến của bệnh trong quá trình điều trị.
Tuy nhiên thì xét nghiệm máu không khẳng định chắc chắn tìm ra tế bào ung thư bởi kết quả xét nghiệm có lúc cho âm tính, có lúc cho dương tính. Và để chắc chắn hơn, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định làm thêm các xét nghiệm cần thiết khác.
Xét Nghiệm tủy sống
Theo chia sẻ từ bác sĩ Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho biết đây một trong những xét nghiệm quan trọng, giúp cho bác sĩ có thể chẩn đoán sớm khả năng bệnh nhân có nguy cơ bị ung thư máu hay không.
Theo phương pháp này, các chuyên gia sẽ tiến hành chọc tủy và đem đi xét nghiệm để phân loại và xác định các loại tế bào máu trong tủy. Nếu lượng Junvenile cell trong máu tăng cao, vượt quá 5% hoặc thậm chí có thể hơn 30% thì có thể xác định bệnh nhân bị ung thư máu.
Hiện nay có 3 phương pháp xét nghiệm tủy, thường được thực hiện nhất là: Xét nghiệm Immunophenotyping, xét nghiệm tế bào di truyền và xét nghiệm dịch não tủy.
Xét nghiệm gen di truyền
Một nguyên nhân gây ra bệnh ung thư máu là yếu tố di truyền, những đối tượng có người thân trong gia đình từng mắc ung thư máu sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư máu hơn những đối tượng khác. Ung thư máu thường không có liên quan đến lứa tuổi già hay trẻ, lớn hay bé. Nhưng đặc biệt là có loại ung thư máu liên quan đến bạch cầu Leukemia cấp ác tính thường diễn ra ở người lớn tuổi nhiều hơn. Vì có liên quan đến gen và quá trình lão hóa do bản thân có thể làm thay đổi quá trình phân chia tế bào.
Kỹ thuật hình ảnh Y học phát hiện ung thư máu
Những kỹ thuật hình ảnh y học thường được sử dụng giúp phát hiện bệnh ung thư máu như chụp X-quang, Siêu âm, chụp MRI, Chụp cắt lớp, những kỹ thuật này giúp bác sĩ quan sát được cơ quan nội tạng bên trong cơ thể, phát hiện những khối u. Đặc biệt với phương pháp kết hợp giữa máy PET và máy CT giúp phát hiện ung thư máu ở giai đoạn sớm ngay sau khi cơ thể chỉ mới có sự thay đổi bệnh lý về chuyển hóa mà chưa hình thành tổn thương về mặt cấu trúc, hỗ trợ rất nhiều cho quá trình điều trị
Sinh tiết
Sinh thiết không chỉ giúp xét nghiệm ung thư máu mà còn được áp dụng cho hầu hết tất các loại ung thư, vì nó cung cấp kết quả chính xác nhất.
Kỹ thuật này thường được áp dụng sau khi bệnh nhân xác định được khối u. Trong xét nghiệm này, bác sĩ sẽ phẫu thuật cắt bỏ 1 số mô và quan sát dưới kính hiển vi để tìm kiếm dấu hiệu của ung thư.
Phương pháp điều trị bệnh ung thư máu
Việc trang bị những kiến thức Xét nghiệm rất cần thiết để có thể thực hiện những kỹ thuật xét nghiệm giúp phát hiện bệnh đang ở giai đoạn nào sẽ giúp các bác sĩ đưa ra được liệu pháp điều trị phù hợp, mang lại kết quả khả quan cho bệnh nhân ung thư máu.
- Phương pháp Xạ trị: Phương pháp này sử dụng các chùm tia năng lượng cao nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư máu. Các bác sĩ cũng có thể sử dụng nó để chuẩn bị một bệnh nhân sắp ghép tủy xương. Một liều bức xạ thấp sẽ làm giảm hệ thống miễn dịch nên cơ thể ít có khả năng từ chối các tế bào của người cho.
- Phương pháp hóa trị: Là việc sử dụng thuốc uống, thuốc tiêm hoặc thuốc truyền vào dịch não tủy theo từng chu kỳ để tiêu diệt các tế bào ung thư máu.
- Cấy ghép tủy sống: Đây là phương pháp thường áp dụng sau khi người bệnh đã được hóa trị, xạ trị. Những tế bào gốc se được cấy vào người bệnh thông qua một tĩnh mạch lớn. Phương pháp này được đánh giá là hiệu quả hơn cả với tỷ lệ 50% bệnh nhân có thể kéo dài cuộc sống sau khi thực hiện. Tuy nhiên mặt hạn chế của phương pháp này đó là tìm ra nguồn tủy phù hợp với bệnh nhân và có chi phí rất tốn kém.
One comment
Pingback: Tìm hiểu Kỹ thuật xét nghiệm kháng thể kháng ADN