Viêm gan B là để lại những hậu quả và biến chứng nặng nề do đó việc làm các xét nghiệm chẩn đoán viêm gan B là rất cần thiết. Vậy viêm gan B xét nghiệm bằng những cách thức nào?
- Kỹ thuật viên chia sẻ những loại xét nghiệm sán lá gan
- Kỹ thuật xét nghiệm HLA-B27 được chỉ định khi nào?
Một số lưu ý về viêm gan B
Viêm gan B là bệnh truyền nhiễm phổ biến hiện nay, nguyên nhân do virus viêm gan B (HBV) gây ra. Bệnh gây ảnh hưởng tới hoạt động của gan, có thể dẫn tới nhiễm trùng gan và đe dọa tính mạng của người bệnh. Bệnh lây truyền qua đường máu, quan hệ tình dục và truyền từ mẹ sang con. Viêm gan B có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng này và là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới suy gan, xơ gan, ung thư gan.
Bác sĩ Cao đẳng Y Dược Sài Gòn tư vấn, bệnh viêm gan B được chia làm 2 loại:
Viêm gan B cấp tính: Phần lớn người bị nhiễm siêu vi viêm gan B sẽ tự loại được siêu vi trong vòng 6 tháng và trở nên miễn nhiễm với siêu vi này. Khi đã loại được siêu vi, họ sẽ không mắc viêm gan B trở lại và không lây nhiễm cho người khác.
Viêm gan B mạn tính: Thời gian nhiễm bệnh kéo dài trên 6 tháng tức là người bệnh đã bị viêm gan mạn tính, gây tổn thương gan, suy gan và đôi khi dẫn tới ung thư gan.
Viêm gan B xét nghiệm bằng cách nào?
Viêm gan B không thể chữa trị hoàn toàn và thường sẽ phải uống thuốc liên tục, tuy nhiên cũng có những trường hợp dùng thuốc rất có hiệu quả. Việc thực hiện các kỹ thuật xét nghiệm giúp các bác sĩ theo dõi giai đoạn bệnh của người nhiễm virus HBV, đồng thời là căn cứ để đưa ra những biện pháp điều trị sao cho phù hợp nhất với người bệnh. Dưới đây là một vài xét nghiệm viêm gan B mà bạn đọc cần biết:
Xét nghiệm HbsAg: Đây là phương pháp khá phổ biến và hầu như người có khả năng mắc viêm gan B sẽ phải thực hiện xét nghiệm HbsAg trước, sau khi có kết quả sẽ được bác sĩ chỉ định để làm các xét nghiệm tiếp theo. Nếu làm xét nghiệm HbsAg cho ra kết quả dương tính tức là bạn đã mắc phải virus HBV còn nếu âm tính có nghĩa là bạn không bị viêm gan B. Xét nghiệm HbsAg gồm có xét nghiệm định lượng và xét nghiệm định tính, với xét nghiệm định tính sẽ chẩn đoán kết quả cho bệnh nhân biết có bị viêm gan B hay không, còn xét nghiệm định lượng cho biết nồng độ kháng nguyên nhiều hay ít, từ đó đưa ra giá trị để theo dõi tình hình của căn bệnh và tìm cách điều trị phù hợp.
Xét nghiệm HbeAg: Viêm gan B xét nghiệm với phương pháp kiểm tra nồng độ HbeAg, nó là một kháng nguyên vỏ capsid của virus viêm gan B. Nếu xét nghiệm cho ra kết quả HbeAg dương tính thì có nghĩa là virus gây bệnh đang ngày một gia tăng, có khả năng lây lan rộng và sự tàn phá của nó ngày một lớn. Trường hợp xét nghiệm HbeAg có kết quả âm tính sẽ có hai khả năng, một là virus ở thể không hoạt động có thể tự khỏi, hai là virus đột biến nếu rơi vào trường hợp thứ hai thì người bệnh cần phải làm các xét nghiệm khác như HBV genotyping và HBV DNA.
Xét nghiệm Anti-HBs: Đây là phương pháp kiểm tra khả năng miễn dịch của cơ thể với virus gây ra viêm gan B xét nghiệm bởi phương pháp Anti-HBs. Với người đã từng tiêm vắc-xin phòng ngừa viêm gan B, thì anti-HBs chính là kháng thể được hình thành sau khi tiêm vắc-xin. Do đó, khi xét nghiệm Anti-HBs cho ra kết quả dương tính tức là cơ thể đã có kháng thể chống lại virus gây bệnh. Thông thường, sẽ có 3 mũi tiêm vắc-xin để chống lại virus viêm gan B theo mốc 0, 1, 6 tháng sau mũi thứ nhất. Sau khi hoàn thành đủ các mũi tiêm nên đi xét nghiệm Anti-HBs để kiểm tra lại xem cơ thể đã tiếp nhận cũng như hình thành các kháng thể chưa. Chỉ số nồng độ củ Anti-HBs khi xét nghiệm> 10mUI/ml đã được coi là có tác dụng để bảo vệ và phòng ngừa lây nhiễm virus viêm gan B. Tuy nhiên kháng thể càng cao càng có hiệu quả bảo vệ, tối ưu > 1000 UI/ml.
Xét nghiệm Anti-Hbe: Xét nghiệm Anti-Hbe cũng tương tự như xét nghiệm Anti-HBs, tuy nhiên Anti-Hbe chỉ là một phần của kháng thể chống lại virus viêm gan B. Nếu bệnh nhân nghi ngờ bị viêm gan B, xét nghiệm Anti-Hbe cho ra kết quả dương tính tức là cơ thể đã có một phần kháng nguyên miễn dịch với virus.
Xét nghiệm Anti-HBc: Những người đã bị nhiễm viêm gan B xét nghiệm Anti-HBc chủ yếu để xác định tình trạng bệnh hiện tại đang ở giai đoạn cấp tính hay mãn tính. Tuy nhiên, xét nghiệm Anti-HBc còn có thể chẩn đoán người bệnh trước đó đã từng bị nhiễm virus gan B hay chưa từng bị mắc bệnh.
Xét nghiệm Anti-HBc IgM: Những người có quan hệ với người bị bệnh và nghi ngờ mắc virus viêm gan B xét nghiệm Anti-HBc IgM để xác định tình trạng nhiễm virus. Anti-HBc IgM là kháng thể xuất hiện trong giai đoạn người bệnh mới nhiễm virus hoặc trong thời gian kịch phát của Viêm gan B mãn tính.
Lưu ý trước khi thực hiện xét nghiệm chẩn đoán viêm gan B
Giảng viên Cao đẳng Kỹ thuật Xét nghiệm Y học cho biết: Trước khi thực hiện xét nghiệm viêm gan B, bệnh nhân có thể ăn uống bình thường, không cần phải nhịn ăn.
Tuy nhiên, bệnh nhân nên lưu ý tránh hút thuốc, uống rượu bia và các chất kích thích trong vòng 48 giờ trước khi xét nghiệm và cần thông báo cho bác sĩ những thuốc đang sử dụng (nếu có) kể cả thảo dược và thuốc Tây vì nó sẽ ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả xét nghiệm.
One comment
Pingback: Học văn bằng 2 Cao đẳng Xét nghiệm ở đâu được cấp bằng chính quy?