Văn bằng 2 Cao đẳng Xét nghiệm Cao đẳng Y Dược TP HCM
Trang chủ >> Kiến thức Xét nghiệm Y học >> Kỹ thuật viên giới thiệu phương pháp Xét nghiệm CEA

Kỹ thuật viên giới thiệu phương pháp Xét nghiệm CEA

Kỹ thuật viên Xét nghiệm Y học giới thiệu về khái niệm Xét nghiệm CEA và từ chỉ số xét nghiệm để giúp chúng ta biết cách theo dõi sự tái phát của ung thư đại tràng và các ung thư khác ở người .CEA có thể tìm thấy trong nhiều tế bào khác nhau của cơ thể, nhưng thường liên kết với các khối u nhất định và sự phát triển của thai nhi.

phuong-phap-xet-nghiem-cea

Kỹ thuật Xét nghiệm CEA là gì?

Xét nghiệm CEA là xét nghiệm viết tắt từ Carcinoembryonic antigen, là protein được tìm thấy trong mô của một bào thai phát triển trong tử cung; nồng độ trong máu của protein này biến mất hoặc giảm xuống rất thấp sau khi sinh. Đây là một xét nghiệm để theo dõi sự tái phát của ung thư đại tràng và các ung thư khác ở những người đã được chẩn đoán đã mắc bệnh ung thư, và theo dõi tái phát sau điều trị; đây không phải là xét nghiệm để tầm soát hay sàng lọc ung thư.

Bình thường nồng độ CEA giới hạn từ 0 – 2.5mcg trong 1 lít máu (mcg/L), giới hạn bình thường có thể thay đổi giữa các phòng xét nghiệm khác nhau; ở người hút thuốc, nồng độ CEA tăng có thể tăng giới hạn bình thường đến 5 mcg/L. Nồng độ CEA cao ở một người đã được điều trị ung thư trước đó một thời gian ngắn có thể có nghĩa là ung thư đã tái phát. Cao hơn mức bình thường có thể là do các ung thư như: ung thư vú, ung thư hệ sinh dục và tiết niệu, ung thư đại tràng, ung thư phổi, ung thư tuyến tụy, ung thư tuyến giáp. Ngoài ra, nồng độ CEA cũng tăng trong một số nguyên nhân khác như: viêm túi mật, xơ gan và bệnh gan khác, viêm túi thừa, nghiện thuốc lá, bệnh lý viêm nhiễm ở ruột như viêm loét đại tràng, viêm phổi, viêm tụy, loét dạ dày.

Đây là một xét nghiệm để theo dõi sự tái phát của ung thư đại tràng và các ung thư khác ở những người đã được chẩn đoán đã mắc bệnh ung thư, và theo dõi tái phát sau điều trị; đây không phải là xét nghiệm để tầm soát hay sàng lọc ung thư.

Khi nào chỉ định làm Xét nghiệm Y học CEA?

Xét nghiệm CEA có thể được chỉ định khi bạn có các triệu chứng cho thấy bạn có khả năng bị ung thư đại tràng, hoặc những bệnh nhân đã được chẩn đoán bị một trong số các loại ung thư khác. Nồng độ CEA trong máu cũng được đo trước và sau khi điều trị, để đánh giá sự thành công của điều trị.

ky-thuat-vien-xet-nghiem-cea

Kết quả thử nghiệm có nghĩa là gì?

Khi bệnh nhân có khối u nhỏ và ở giai đoạn đầu, thử nghiệm CEA lần đầu có khả năng bình thường hoặc chỉ hơi cao. Bệnh nhân có khối u lớn hơn hoặc khối u đã di căn khắp cơ thể ,có nhiều khả năng nồng độ CEA tăng cao. Khi nồng độ CEA giảm sau khi điều trị, có nghĩa là hầu hết hoặc tất cả các khối u sản xuất CEA đã được cắt bỏ. Nồng độ CEA gia tăng đều đặn thường là dấu hiệu đầu tiên của khối u tái phát.

Mức độ CEA tăng có thể do một số điều kiện không liên quan đến ung thư, chẳng hạn như viêm nhiễm, xơ gan, loét dạ dày tá tràng, viêm loét đại tràng, polyp trực tràng, bệnh khí thũng và bệnh vú lành tính.

Vì không phải tất cả các loại ung thư đều sản xuất CEA, nên bệnh nhân có thể có bệnh ung thư nhưng mức độ CEA vẫn bình thường.

Nguồn: Xét nghiệm Y Học hà Nội

Có thể bạn quan tâm

Ý nghĩa các chỉ số xét nghiệm viêm gan B quan trọng

Xét nghiệm là công cụ hiệu quả trong việc phát hiện, chẩn đoán và theo …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *