Văn bằng 2 Cao đẳng Xét nghiệm Cao đẳng Y Dược TP HCM
Tin mới
Trang chủ >> Kiến thức Xét nghiệm Y học >> Kĩ thuật xét nghiệm nồng độ cồn trong máu cần biết

Kĩ thuật xét nghiệm nồng độ cồn trong máu cần biết

Nồng độ cồn trong máu bao nhiêu thì vượt quá quy định, và kĩ thuật xét nghiệm nồng độ còn trong máu được các kĩ thuật viên xét nghiệm thực hiện như thế nào?

cach-doc-ket-qua-xet-nghiem-mau

Kĩ thuật xét nghiệm nồng độ cồn trong máu  cần biết

Quy định về kiến thức xét nghiệm y học về nồng độ còn trong máu

Căn cứ vào quyết định số 933/2007/QĐ-BYT ngày 23/03/2010 của Bộ Y Tế về việc ban hành “Quy định về đo nồng độ cồn (Etanol) trong máu ” áp dụng trong các bệnh viện được các thực hiện các kỹ thuật xét nghiệm thực hiện.

Bệnh viện triển khai quy định đo nồng độ cồn trong máu áp dụng tại bệnh viện như sau :

Đối tượng xét nghiệm :

– Xác định nguyên nhân tai nạn giao thông do có sử dụng rượu, bia và nước uống có cồn tương đương như rượu

– Các trường hợp liên quan tới chẩn đoán, điều trị bệnh có liên quan tới nồng độ cồn

Các bước xét nghiệm nồng độ cồn trong máu do kỹ thuật viên xét nghiệm thực hiện

  1. a) Các bước chuẩn bị:

–  Trang bị và dụng cụ:

+ Dụng cụ sát khuẩn: Benzalkonium huặc Povidone-iodin (không dùng chất sát khuẩn cồn )

+ Ống nghiệm lấy máu có nút đậy kín và chặt, bơm tiêm lấy máu

– Chuẩn bị đối tượng xét nghiệm và giải thích cho bệnh nhân hoặc người thân

  1. b) Lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm y học:

– Sát trùng: dùng dung dịch sát khuẩn

– Lấy mẫu tĩnh mạch : 03ml

– Ống nghiệm đựng máu chuyên dùng cho xét nghiệm định lượng cồn (có nắp đậy kín)

– Sau khi lấy máu, đậy chặt nút ống nghiệm và chuyển ngay tới phòng xét nghiệm trong vòng 30 phút

– Trên giấy yêu cầu xét nghiệm phải ghi rõ giờ tờ bệnh phẩm, tên tuổi, địa chỉ đối tượng xét nghiệm, tên người lấy máu, BS chỉ định ký phiếu xét nghiệm và ngày giờ.

dao-tao-trung-cap-xet-nghiem-tphcm

Tiến hành xét nghiệm nồng độ cồn trong máu

– Sau khi nhận mẫu bệnh phẩm vẫn được đậy nút kín, ly tâm ngay

– bệnh phẩm sau ly tâm mở nút đậy và tiến hành phân tích ngay trong vòng 05 phút

– Xét nghiệm được tiến hành trên máy phân tích hóa sinh theo kỹ thuật định lượng cồn máu

Bảng kết quả so sánh nồng độ cồn trong máu

– Nồng độ cồn trong máu 10-30 mg% : bình thường

– Nồng độ cồn trong máu 30-120 mg%: kích thích

– Nồng độ cồn trong máu 90-250mg%: say

– Nồng độ cồn trong máu 180-300mg%: ngộ độc

– Nồng độ cồn trong máu 250-400mg%: ngộ độc nặng

– Nồng độ cồn trong máu 350-500mg%: hôn mê

– Nồng độ cồn trong máu Trên  450mg% : nguy cơ tử vong

Đối với luật giao thông đường bộ nồng độ cồn huyết thanh lớn hơn 50mg%: nếu người có nồng độ cồn này mà sử dụng phương tiện giao thông là vi phạm luật giao thông đường bộ.

Trên đây là những quy định bắt buộc trong kỹ thuật xét nghiệm y học nồng độ cồn trong máu.

Bạn có mong muốn trở thành Kỹ thuật viên xét nghiệm y học với hệ trung cấp xét nghiệm y học vui lòng chuẩn bị hồ sơ gửi đến:

Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký học trong giờ hành chính tất cả các ngày trong tuần từ Thứ 2 đến Chủ nhật trong tuần về địa chỉ Trường Trung cấp Y khoa Pasteur tại:

Trường Trung cấp Y Khoa Pasteur Hà Nội: Số 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Thanh Xuân – Hà Nội. Điện thoại tư vấn: 04.6296.6296 – 09.8259.8259.

Địa chỉ học Trung cấp Xét nghiệm TPHCM: 37/3 đường Ngô Tất Tố, Phường 21, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 08.6295.6295 – 09.6295.6295.

Nguồn: Cao đẳng Xét nghiệm Hà Nội.

Có thể bạn quan tâm

Những phương pháp xét nghiệm thông thường trong lĩnh vực y tế

Có nhiều loại xét nghiệm thường được thực hiện, và việc hiểu rõ về chúng …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *