Văn bằng 2 Cao đẳng Xét nghiệm Cao đẳng Y Dược TP HCM
Trang chủ >> Kiến thức Xét nghiệm Y học >> “Dương tính yếu” trong xét nghiệm Covid-19 là gì?

“Dương tính yếu” trong xét nghiệm Covid-19 là gì?

Khái niệm “dương tính yếu” khi xét nghiệm Covid-19 khiến nhiều người băn khoăn. Vậy dương tính yếu trong xét nghiệm Covid-19 là gì?

Có 2 phương pháp xét nghiệm Covid-19

Trong quá trình thực tập, sinh viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, mới đây, liên quan đến các thông tin ban đầu về kết quả xét nghiệm “dương tính yếu” Covid-19 nên nhiều người băn khoăn về khái niệm “dương tính yếu” này. TS.BS Trần Tôn, Viện Pasteur TP.HCM để giải đáp các thắc mắc nêu trên.

Có 2 phương pháp xét nghiệm Covid-19

Theo TS.BS Trần Tôn, dương tính với CoVid-19, theo quan điểm từ phòng xét nghiệm, nghĩa là xét nghiệm phát hiện có vật liệu di truyền (RNA) của Covid-19 (SARS-CoV-2) trong bệnh phẩm. Còn âm tính với Covid-19 là khi không phát hiện được vật liệu di truyền (RNA) của Covid-19 trong bệnh phẩm.

Hiện nay, theo khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới (WHO) và Trung tâm kiểm soát, phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (US CDC), xét nghiệm realtime RT PCR được dùng chủ yếu để để chẩn đoán nhiễm Covid-19.

Đây là một kỹ thuật sinh học phân tử cho phép đọc được tín hiệu trong mẫu (nếu có) theo thời gian thực (realtime). Nghĩa là nếu trong mẫu có chất liệu di truyền của tác nhân cần tìm thì sau một số chu kỳ khuếch đại nhất định, tín hiệu trong mẫu sẽ vượt tín hiệu nền và được thiết bị ghi nhận, gọi là Ct (Cycle threshold) của mẫu.

Đối với xét nghiệm định tính, mỗi phòng xét nghiệm khi thiết lập phương pháp sẽ phải đánh giá và xác định giá trị ngưỡng kỹ thuật của phương pháp sử dụng (gọi là Ct ngưỡng hay Cut-off) tương ứng với giới hạn phát hiện (LOD) của phương pháp. Và như vậy, các phòng xét nghiệm sử dụng quy trình xét nghiệm khác nhau có thể có giá trị Ct ngưỡng cũng khác nhau.

Tại Việt Nam, có 2 quy trình được sử dụng phổ biến ở các phòng xét nghiệm chẩn đoán CoVid-19 là quy trình của Charite – Berlin theo khuyến cáo của WHO (đích phát hiện là gen E và gen RdRp của Covid-19), và quy trình của US.CDC (đích phát hiện là 2 đoạn khác nhau trên gen N của Covid-19).

Thận trọng nên ghi kết quả:  “dương tính yếu – nhẹ

Thận trọng nên ghi kết quả:  “dương tính yếu – nhẹ”

Khi xét nghiệm chẩn đoán Covid-19 bằng kỹ thuật realtime RT PCR, thì kết quả xét nghiệm sẽ được thể hiện là dương tính với Covid-19 (phát hiện RNA của Covid-19 trong mẫu thử) khi giá trị Ct của mẫu thử nhỏ hơn giá trị Ct ngưỡng (Ví dụ: với quy trình Berlin sử dụng tại Viện Pasteur TP.HCM, giá trị Ct ngưỡng là 37 đối với gen E và 40 đối với gen RdRp; mẫu xét nghiệm có tín hiệu ghi nhận trên cả 2 đoạn gen ở Ct 30 thì mẫu này kết luận dương tính).

Theo nguồn kiến thức xét nghiệm Y học, nếu kết quả là âm tính với Covid-19 (không phát hiện RNA của Covid-19 trong mẫu thử) khi không ghi nhận được tín hiệu trong mẫu.

Trường hợp những mẫu có Ct tiệm cận với Ct ngưỡng và có tín hiệu rõ, thì phải lặp lại xét nghiệm trên các gen đích cùng lúc để kiểm tra, và nếu kết quả vẫn lặp lại như vậy thì phòng xét nghiệm thường thận trọng trả kết quả dưới dạng “dương tính yếu – nhẹ”, nhằm lưu ý nhiều hơn rằng việc biện giải kết quả xét nghiệm cần phải được kết hợp chặt chẽ với các dữ liệu dịch tễ và lâm sàng.

Không có khái niệm kết quả “âm tính yếu – nhẹ” khi xét nghiệm bằng kỹ thuật này.

Theo TS.BS Trần Tôn, cần lưu ý thêm là với xét nghiệm realtime RT-PCR, khả năng và tỷ lệ phát hiện vật liệu di truyền (RNA) của Covid-19 có thể thay đổi theo giai đoạn của bệnh, ở từng loại bệnh phẩm, từng lần lấy bệnh phẩm khác nhau cho dù trên cùng một người.

Nguồn: kythuatxetnghiem.com tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Ý nghĩa các chỉ số xét nghiệm viêm gan B quan trọng

Xét nghiệm là công cụ hiệu quả trong việc phát hiện, chẩn đoán và theo …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *