Văn bằng 2 Cao đẳng Xét nghiệm Cao đẳng Y Dược TP HCM
Trang chủ >> Kiến thức Xét nghiệm Y học >> Điều kiện cấp giấy phép hành nghề đối với phòng xét nghiệm

Điều kiện cấp giấy phép hành nghề đối với phòng xét nghiệm

Xét nghiệm y học là một ngành không thể thiếu, nhu cầu xét nghiệm để điều trị cũng như tầm soát bệnh ở các cơ sở tư nhân ngày càng cao khi mà các bênh viện luôn quá tải.

Điều kiện cấp giấy phép hành nghề đối với phòng xét nghiệm

Điều kiện cấp giấy phép hành nghề đối với phòng xét nghiệm

Những điều kiện để được cấp giấy phép hành nghề đối với phòng xét nghiệm như thế nào?

Phải có bằng cử nhân xét nghiệm để được hành nghề xét nghiệm

Để thành lập và được cấp giấy phép hành nghề xét nghiệm yêu cầu tối thiểu của người đứng đầu (Tương đương với bằng Đại học ngành xét nghiệm và phải chịu trách chuyên môn kỹ thuật của phòng xét nghiệm) phải đáp ứng điều kiện sau:

– Là bác sỹ hoặc cử nhân sinh học hoặc cử nhân hóa học hoặc cử nhân hóa sinh hoặc dược sỹ đại học hoặc kỹ thuật xét nghiệm trình độ đại học trở lên có chứng chỉ hành nghề chuyên khoa xét nghiệm;

– Có thời gian làm việc xét nghiệm ít nhất là 54 tháng kể cả thời gian học (sau đại học) về chuyên khoa xét nghiệm kể từ ngày bắt đầu thực hiện công việc xét nghiệm (xác định từ thời điểm ký kết hợp đồng lao động hoặc có quyết định tuyển dụng) đến ngày được phân công, bổ nhiệm làm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng xét nghiệm;

Ngoài người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng xét nghiệm thì đối với các kĩ thuật viên xét nghiệp phải có tối thiểu bằng Trung cấp xét nghiệm hoặc Cao đẳng xét nghiệm và cũng phải có chứng chỉ hành nghề xét nghiệm thực hiện việc khám bệnh và chỉ được thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi công việc được phân công. Việc phân công phải phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề của kĩ thuật viên xét nghiệm công tác tại phòng khám.

Phải có cơ sở vật chất để được cấp giấy hành nghề xét nghiệm

Phải có cơ sở vật chất để được cấp giấy hành nghề xét nghiệm

Phải có cơ sở vật chất để được cấp giấy hành nghề xét nghiệm

Xây dựng và thiết kế phòng xét nghiệm phải đảm bảo:

Địa điểm để mở phòng xét nghiệm phải cố định, tách biệt với nơi sinh hoạt gia đình; Phòng xét nghiệm phải đáp ứng các yêu cầu sau:

Phòng có diện tích tối thiểu 10 m2 nếu thực hiện một trong các xét nghiệm huyết học hoặc hóa sinh hoặc di truyền y học .

Phòng có diện tích tối thiểu 15 m2 nếu thực hiện hai trong các xét nghiệm huyết học, hóa sinh, di truyền y học.

Phòng có diện tích tối thiểu 20 m2 nếu thực hiện cả 03 xét nghiệm huyết học, hóa sinh, di truyền y học.

Phòng gỉải phẫu bệnh và tế bào học có diện tích tối thiểu 20 m2 phải riêng biệt với các phòng xét nghiệm khác.

Phòng vi sinh có diện tích 30 m2 phải riêng biệt với các phòng xét nghiệm khác.
Bề mặt tường của phòng xét nghiệm phải sử dụng vật liệu không thấm nước sát đến trần nhà.

Bề mặt sàn của phòng xét nghiệm phải sử dụng vật liệu không thấm nước, bề mặt phẳng, không đọng nước.

Bàn xét nghiệm phải sử dụng vật liệu không thấm nước, chống ăn mòn. Có hệ thống chậu rửa, vòi nước sạch lắp ngay tại bàn.

Có nơi chờ lấy bệnh phẩm, nơi nhận bệnh phẩm, nơi vệ sinh dụng cụ.

Đối với phòng xét nghiệm có thực hiện xét nghiệm vi sinh vật có nguy cơ gây bệnh truyền nhiễm cho người thì ngoài việc đáp ứng các điều kiện quy định tại các Điểm a Khoản 1 Điều này còn phải đáp ứng quy định tại Nghị định số 92/2010/NĐ – CP ngày 30 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ về bảo đảm an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm;

Đối với phòng xét nghiệm HIV phải thực hiện đúng quy định tại Thông tư số 15/2013/TT – BYT ngày 24/5/2013 của Bộ Y tế Hướng dẫn bảo đảm chất lượng thực hiện kỹ thuật xét nghiệm HIV;

Bảo đảm xử lý rác thải y tế theo quy định của pháp luật;

Bảo đảm có đủ điện, nước và các điều kiện khác để phục vụ chăm sóc người bệnh.
Trang thiết bị y tế để phục vụ  phòng xét nghiệm y học Có đủ thiết bị xét nghiệm:

Tất cả các dụng cụ y tế để thực hiện được ít nhất 01 trong 06 loại xét nghiệm vi sinh, hóa sinh, huyết học, miễn dịch, giải phẫu bệnh, di truyền y học.

Để có cơ hội công tác trong ngành Xét nghiệm hoặc theo học Cao đẳng xét nghiệm thí sinh vui lòng liên hệ

Trường Cao đẳng Y khoa Pasteur Hà Nội: Số 101 Tô Vĩnh Diện – Phường Khương Trung – Quận Thanh Xuân – TP Hà Nội.

Điện thoại hỗ trợ tư vấn: 04.6296.6296 – 09.8259.8259

Nguồn: Kythuatxetnghiem.com

Có thể bạn quan tâm

Tổng hợp các loại hình xét nghiệm u nang buồng trứng phổ biến

U nang buồng trứng có thể gây ra đau đớn và ảnh hưởng đến khả …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *