Văn bằng 2 Cao đẳng Xét nghiệm Cao đẳng Y Dược TP HCM
Trang chủ >> Kiến thức Xét nghiệm Y học >> Các bệnh viện không nhận kết quả xét nghiệm của nhau?

Các bệnh viện không nhận kết quả xét nghiệm của nhau?

Ngày nay cứ vào bệnh viện là phải làm xét nghiệm, gây nhiều tốn kém chí cho người đi chữa bệnh, vì lý do các bệnh viện không sử dụng kết quả xét nghiệm của nhau mặc dù là kết quả xét nghiệm giống nhau. Vậy đâu là nguyên nhân phải làm lại các kỹ thuật xét nghiệm?

bao-quan-mau-xet-nghiem

Cần phải làm lại các kỹ thuật xét nghiệm khi vào bệnh viện

Xét nghiệm là bước đầu tiên cần làm khi bạn đến bệnh viện để chẩn đoán lâm sàng bệnh?

Sau khi sau khi hỏi bệnh sử, thầy thuốc sẽ khám lâm sàng bằng các thủ pháp nhìn, sờ, gõ, nghe và gần như bắt buộc phải nhờ đến cận lâm sàng. Đó là những thủ thuật và xét nghiệm hỗ trợ, để xác định căn bệnh, đánh giá mức độ cũng như tiên lượng bệnh.

Có rất nhiều xét nghiệm y khoa, chúng được chia làm hai nhóm: (1) xét nghiệm để chẩn đoán gồm chẩn đoán định hướng, chẩn đoán xác định (xét nghiệm vàng), chẩn đoán phân biệt và (2) xét nghiệm để theo dõi gồm theo dõi diễn tiến bệnh, hiệu quả điều trị, biến chứng.

Tóm lại, y học hiện đại không thể thiếu xét nghiệm và các bệnh viện được phân loại, hơn nhau, một phần là do có triển khai đủ xét nghiệm cần thiết phục vụ chuyên môn hay không: bệnh viện cấp 1 phải có đầy đủ xét nghiệm hơn bệnh viện cấp 2, cấp 3

Những lý do phải làm lại xét nghiệm?

Chưa tin cậy xét nghiệm của nơi gởi bệnh nhân. Bệnh viện tuyến sau, thường là tuyến cao hơn và là nơi trực tiếp điều trị bệnh nhân, có “quyền” chưa tin cậy xét nghiệm của tuyến trước hoặc nghi ngờ kỹ thuật xét nghiệm của tuyến trước chưa đảm bảo. Ví dụ với xét nghiệm đường glucose máu, cùng một mẫu máu, nhưng tùy theo cách lấy máu, phương tiện, kỹ thuật xét nghiệm sẽ có thể có các kết quả khác nhau.

Theo luật y tế, bác sĩ điều trị phải chịu trách nhiệm trước bệnh nhân. Do đó, các đa số bệnh viện khi tiếp nhận bệnh chuyển đến thường phải làm lại xét nghiệm để có “bằng chứng” trong hồ sơ điều trị, đặc biệt với các bệnh nặng chuyển tuyến.

tuyen-sinh-ky-thuat-vien-xet-nghiem

Trường Trung cấp Xét nghiệm Y Khoa Pasteur đào tạo Kỹ thuật viên xét nghiệm

Có thể thấy điều này qua trả lời của lãnh đạo các bệnh viện trên các phương tiện truyền thông. Cụ thể, theo ông Trịnh Hồng Sơn, Phó Giám đốc Bệnh viện Việt – Đức cho biết, bệnh viện mới chỉ chấp nhận một số kết quả xét nghiệm của một số bệnh viện lớn như: Bạch Mai, K, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Nhi Trung ương… Tương tự, tại Bệnh viện Xanh Pôn, ông Nguyễn Đình Hưng, Giám đốc Bệnh viện cho rằng: Tuy vẫn tôn trọng kết quả xét nghiệm của các bệnh viện khác chuyển đến, nhưng với một số trường hợp còn nghi ngờ, chưa rõ ràng thì vẫn phải làm xét nghiệm lại.

GS.TS Trần Ngọc Sinh, Chủ tịch Hội Niệu học TP.HCM, nói: “Vô số phòng xét nghiệm hiện nay được mở ra và sự sai số về kết quả xét nghiệm giữa các nơi là có thật. Sai số có thể là do con người, máy móc, thuốc thử và cả phương pháp làm xét nghiệm giữa các nơi khác nhau. Một số cơ sở xét nghiệm lấy máu bệnh nhân rồi cho vào tủ lạnh, đợi gom cho đủ số lượng rồi mới đưa đến nơi khác làm xét nghiệm dẫn đến làm sai lệch kết quả”. Vì vậy, việc xét nghiệm lại sẽ giúp chẩn đoán chính xác, tránh được các sai sót có thể xảy ra.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến đánh giá, việc một số kết quả xét nghiệm khi chuyển viện bị yêu cầu làm lại chủ yếu do nguyên nhân khách quan, xét nghiệm lại nhằm mục đích giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh chính xác hơn.

ky-thuat-xet-nghiem-y-hoc-chuc-nang-gan

Làm xét nghiệm để chẩn đoán lâm sàng bệnh chính xác hơn?

Tuyến trước chưa có xét nghiệm đủ “tầm” để chẩn bệnh

Rõ ràng bệnh viện tuyến trước thường và chỉ chuyển lên tuyến cao hơn, nơi có những kỹ thuật, thăm dò, xét nghiệm mà bệnh viện mình không có. Ví dụ những xét nghiệm sinh hóa cao cấp về nội tiết, di truyền phân tử, thậm chí có những xét nghiệm thường quy nhưng với kỹ thuật mới sẽ có độ nhạy và đặc hiệu cao cấp hơn.

Những xét nghiệm để theo dõi diễn biến, hiệu quả điều trị phải làm nhiều lần.

Trong khá nhiều bệnh, trong quá trình theo dõi điều trị thầy thuốc bắt buộc phải làm xét nghiệm nhiều lần. Ba thí dụ minh họa cho điều này là Sốc nhiễm trùng, Đái tháo đường và bệnh tim mạch Trong Sốc nhiễm trùng những thông số sinh học được đo thường xuyên trên máy monitor và qua các xét nghiệm sinh hóa; trong Đái tháo đường các xét nghiệm glucose máu, điện giải đồ, khí máu động mạch…được tiến hành mỗi giờ; trong Sốt xuất huyết xét nghiệm tiểu cầu, Hct (độ đặc máu) ít lắm 3 lần mỗi ngày…

Nguồn: Cao đẳng Y dược Pasteur

Có thể bạn quan tâm

Ý nghĩa các chỉ số xét nghiệm viêm gan B quan trọng

Xét nghiệm là công cụ hiệu quả trong việc phát hiện, chẩn đoán và theo …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *