Văn bằng 2 Cao đẳng Xét nghiệm Cao đẳng Y Dược TP HCM
Trang chủ >> Kiến thức Xét nghiệm Y học >> Hướng dẫn cách đọc các chỉ số xét nghiệm máu

Hướng dẫn cách đọc các chỉ số xét nghiệm máu

Các chỉ số trong tờ kết quả xét nghiệm máu không quá khó hiểu như mọi người nghĩ. Bài viết sau đây hướng dẫn bạn cách đọc hiểu những chỉ số xét nghiệm máu.

Cách đọc chỉ số xét nghiệm máu trong kết quả sau khi xét nghiệm

Xét nghiệm máu cho biết những bệnh gì?

Bác sĩ Trần văn Chện giảng viên Cao đẳng Xét nghiệmTrường Cao đẳng Y Dược tại TPHCM cho lời khuyên khi xét nghiệm: Bạn nên xét nghiệm máu vào buổi sáng và người bệnh cần nhịn ăn sáng, hạn chế nước ngọt, hoa quả… và xét nghiệm máu giúp phát hiện bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, viêm gan B… Thời điểm xét nghiệm máu tốt nhất để có kết quả chính xác là vào buổi sáng, vì vậy ít nhất bạn không nên nhịn ăn không uốngnước ngọt, sữa, nước hoa quả, rượu, chè, cà phê, trong vòng 12 tiếng trước khi làm xét nghiệm máu.

Có rất nhiểu bệnh có thể phát hiện được qua xét nghiệm máu, hông thường khi khám sức khỏe định kỳ người khám sẽ được thực hiện những xét nghiệm máu sau:

  • Xét nghiệm công thức máu: Cho biết số lượng hồng cầu, bạch cầu và các tế bào máu khác, qua đó để biết người khám có thể biết mình có bị thiếu máu hoặc bị một số bệnh máu hay không.
  • Xét nghiệm đường máu: Phát hiện được bệnh tiểu đường.
  • Xét nghiệm viêm gan B:  Phát hiện bệnh viêm gan B.
  • Xét nghiệm HIV: Phát hiện nhiễm HIV.
  • Xét nghiệm mỡ máu: bao gồm nồng độ cholesterol và triglyceride trong máu, qua đó đánh giá nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
  • Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu: qua đó có thể phát hiện các bệnh ở thận, đường tiết niệu và một số bệnh toàn thân như bệnh tiểu đường.

Như vậy xét nghiệm máu định kỳ giúp bạn có thể phòng và ngăn chặn một số bệnh cho sức khỏe mỗi người.

Hướng dẫn cách đọc các chỉ số xét nghiệm máu trong xét nghiệm

1. Glu (glucose)

Giới hạn đường trong máu bình thường từ 4,1-6,1mnol/l, nếu vượt quá giới hạn cho phép thì người bệnh có thể tăng hoặc giảm đường máu. Tăng trên giới hạn là người có nguy cơ cao về mắc bệnh tiểu đường.

2. Sgot & sgpt: nhóm men gan

Giới hạn bình thường của Sgot từ 9,0 – 48,0 và của sgpt là 5,0-49,0. Nếu vượt quá giới hạn này chức năng thải độc của tế bào gan suy giảm. Nên hạn chế ăn các chất thức ăn, nước uống làm cho gan khó hấp thu và ảnh hưởng tới chức năng gan như: Các chất mỡ béo động vật và rượu bia và các nước uống có gas.

3. Nhóm mỡ máu

Bao gồm cholesterol, tryglycerid, hdl-choles, ldl-chles

  • Giới hạn bình thường của cholesterol là từ 3,4-5,4 mmol/l.
  • Giới hạn bình thường của  tryglycerid từ 0,4-2,3 mmol/l.
  • Giới hạn bình thường của hdl-choles từ 0,9-2,1 mmol/l.
  • Giới hạn bình thường của ldl-chles từ 0,0-2,9 mmol/l

Nếu một trong các yếu tố trên đây vượt giới hạn cho phép thì có nguy cơ cao trong các bệnh về tim mạch và huyết áp. Riêng chất hdl-choles là mỡ tốt, nếu cao nó hạn chế gây xơ tắc mach máu. Còn cholesterol quá cao kèm theo cao huyết áp và ldl-choles cao thì nguy cơ tai biến, đột quỵ do huyết áp rất cao.

Nên hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều chất mỡ béo và cholesterol như: phủ tạng động vật, trứng gia cầm, tôm, cua, thịt bò, da gà… Tăng cường vận động thể thao. Uống thêm rượu tỏi và theo dõi huyết áp thường xuyên.

4. Ggt: gama globutamin

Đây là một yếu tố miễn dịch cho tế bào gan. Bình thường nếu chức năng gan tốt, ggt sẽ có rất thấp ở trong máu (từ 0-53 u/l). Khi tế bào gan phải làm việc quá mức, khả năng thải độc của gan bị kém đi thì ggt sẽ tăng lên -> giảm sức đề kháng, miễn dịch của tế bào gan kém đi. Dễ dẫn tới suy tế bào gan.

5. Ure (ure máu)

Giới hạn bình thường ure máu: là từ 2.5-7.5 mmol/l. Là sản phẩm thoái hóa quan trọng nhất của protein được thải qua thận.

6. Bun (nitơ của ure trong máu)

Bun (blood urea nitrogen) = ure (mg) x 28/60; đổi đơn vị: mmol/l x 6 = mg/dl.

Tăng trong: bệnh thận, ăn nhiều đạm, sốt, nhiễm trùng, tắc nghẽn đường tiểu…

Giảm trong: ăn ít đạm, bệnh gan nặng, suy kiệt…

Bun: là nitơ của ure trong máu.

Giới hạn bình thường 4,6-23,3mg/dl. -> bun = mmol/l x 6 x 28/60 = mmol/l x 2,8 (mg/dl).

Tăng trong: suy thận, suy tim, ăn nhiều đạm, sốt, nhiễm trùng..

Giảm trong: ăn ít đạm, bệnh gan nặng…

7. Cre (creatinin)

Giới hạn bình thường Cre trong máu: ở nam 62-120; nữ 53-100 (đơn vị: umol/l).

Tăng trong: bệnh thận, suy tim, tiểu đường, tăng huyết áp vô căn…

Giảm trong: có thai, sản giật…

Là sản phẩm đào thải của thoái hóa creatin phosphat ở cơ, lượng tạo thành phụ thuộc khối lượng cơ, được lọc qua cầu thận & thải ra nước tiểu, cũng là thành phần đạm ổn định nhất không phụ thuộc vào chế độ ăn, vì vậy nó có giá trị xác định chức năng cầu thận.

Nguồn: kythuatxetnghiem.com

Có thể bạn quan tâm

Xét nghiệm ARN là gì? Những trường hợp được áp dụng xét nghiệm ARN

Có nhiều loại xét nghiệm ARN khác nhau và chúng có thể được thực hiện …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *