Văn bằng 2 Cao đẳng Xét nghiệm Cao đẳng Y Dược TP HCM
Trang chủ >> Kiến thức Xét nghiệm Y học >> Âm tính giả trong xét nghiệm Covid-19

Âm tính giả trong xét nghiệm Covid-19

Kết quả xét nghiệm Covid-19 “âm tính” không hoàn toàn đồng nghĩa với việc bạn không bị nhiễm bệnh. Vậy âm tính giả trong xét nghiệm Covid-19 là gì?

Âm tính giả trong xét nghiệm Covid-19

Âm tính giả trong xét nghiệm Covid-19

Khi bạn có triệu chứng ho và sốt, và bạn vừa có kết quả xét nghiệm Covid-19: ÂM TÍNH. Tuy nhiên, bác sĩ vẫn có thể yêu cầu bạn cẩn thận như thể bạn đang bị nhiễm vi rút: Hãy ở nhà, tự cách ly và đừng vội đến thăm bố mẹ và gia đình.

Tại sao vậy? Việc mọi người than phiền về vấn đề xét nghiệm bị kéo dài và chậm trễ đang cho chúng ta thấy được cách mà các xét nghiệm y khoa hoạt động như thế nào: không có xét nghiệm nào chính xác 100% cả. Một số kết quả xét nghiệm có thể không chính xác khi kết luận một người bị nhiễm trong khi họ không bị nhiễm, đó là kết quả Dương tính giả. Những kết quả khác có thể kết luận một người nào đó không bị nhiễm, trong khi họ lại thực sự bị nhiễm. Đó là kết quả ÂM TÍNH GIẢ, theo như một số báo cáo thì tỉ lệ này khá cao lên đến 30% trong xét nghiệm Covid-19. Và trong khi đại dịch Covid-19 đang hoành hành như hiện nay, các chuyên gia lo lắng về việc Âm tính giả hơn là Dương tính giả.

Trong quá trình thực tập, sinh viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, khi một xét nghiệm được sản xuất và triển khai ứng dụng trong một thời gian ngắn, độ chính xác của nó thường không được kiểm chứng một cách đầy đủ. Các xét nghiệm được phát triển trong điều kiện kiểm soát chặt chẽ trong phòng thí nghiệm, nhưng khi được sử dụng trên các mẫu ngoài hiện trường, được vận chuyển và thực hiện bởi các nhân viên ở ngoài thực tế thì những điều kiện trên sẽ làm cho các sai lệch rất có khả năng xảy ra.

Vi rút corona chủng mới được xét nghiệm thông qua các mẫu quét họng hoặc mũi. Các mẫu quét này sau đó được vận chuyển về phòng xét nghiệm, được xử lý tách chiết và dùng các phương pháp phát hiện vật liệu di truyền của vi rút corona.

Theo nguồn kiến thức xét nghiệm Y học, mọi xét nghiệm y khoa đều có hai yếu tố quan trọng: độ nhạy và độ đặc hiệu. Độ nhạy được đo trong phòng thí nghiệm trong trường hợp này là lượng vi rút nhỏ nhất mà xét nghiệm đó có thể phát hiện được. Xét nghiệm đồng thời cũng phải có độ “đặc hiệu”, để đảm bảo nó không phát hiện nhầm sang các vật liệu di truyền của các yếu tố gây bệnh khác, ngoài SARS-CoV-2.

Xét nghiệm Covid-19 vẫn có trường hợp âm tính giả

Các xét nghiệm di truyền đang được sử dụng thường có độ nhạy và độ đặc hiệu rất cao trong các điều kiện thí nghiệm. Nhưng trong môi trường thực tế, cách lấy mẫu và giai đoạn nhiễm bệnh của người bệnh có thể tạo ra sự sai khác rất lớn. Hơn thế nữa, có rất nhiều loại xét nghiệm khác nhau được phát triển và sử dụng trong các phòng xét nghiệm, các bệnh viện và các trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC). Và sự phiên giải kết quả cũng phụ thuộc không chỉ vào các xét nghiệm mà còn các yếu tố bên ngoài khác, ví dụ như việc phân bố và lan truyền của dịch bệnh cũng như các điều kiện thực hành trong phòng xét nghiệm.

Ông Anthony S. Fauci, Giám đốc Viện quốc gia về Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm cho biết: “Nếu kết quả là DƯƠNG TÍNH, bạn chắc chắn phải tuân thủ theo các yêu cầu lâm sàng. Nếu ÂM TÍNH, bạn có thể đang ở giai đoạn nhiễm sớm và tải lượng vi rút quá thấp để có thể phát hiện ra”

Một nhà nghiên cứu của Cleveland Clinic cho biết các xét nghiệm được phát triển bởi hệ thống bệnh viện này có độ nhạy và độ đặc hiệu rất cao trong phòng thí nghiệm, không có kết quả ÂM TÍNH GIẢ. Nhưng anh ta cũng hiểu rằng điều đó không có nghĩa là nó không xảy ra trên thực tế. Một báo cáo chưa được thẩm định cũng cho biết các số liệu về các xét nghiệm đang được sử dụng ở Mỹ chỉ có độ nhạy vào khoảng 85%. Điều đó có nghĩa nếu một người có vi rút, khả năng 15% kết quả là âm tính. Các nhà quan sát độc lập của EMCrit cũng ước tính độ nhạy của các xét nghiệm di truyền cho vi rút corona vào khoảng 75%, và nếu chỉ thu thập 1 mẫu quét dịch họng sẽ không đủ để kết luận việc có bị nhiễm hay không.

Các tài liệu về các xét nghiệm đang được chấp nhận sử dụng tại bang New York có diễn giải về các khả năng âm tính giả và nhấn mạnh rằng một kết quả âm tính không có nghĩa là bạn không bị nhiễm.

“Một kết quả Âm tính không có nghĩa là bạn không nhiễm Covid-19 và không nên chỉ sử dụng một kết quả này làm cơ sở cho việc điều trị hoặc các quyết định quản lý bệnh nhân”.

“Khi một kết quả chẩn đoán âm tính, khả năng âm tính giả nên được tính đến trong bối cảnh bệnh nhân đã tiếp xúc với nguồn lây và có các biểu hiện lâm sàng rõ rệt với Covid-19”.

Những người có kết quả âm tính sẽ có thể băn khoăn và khó tin vào những kết luận này. Một bệnh nhân 34 tuổi ở Virginia có kết quả xét nghiệm âm tính sau 1 tuần điều trị ở bệnh viện và 10 ngày sau đó. “Chẩn đoán của tôi là bị viêm cả hai bên phổi không xác định được nguyên nhân và tôi được điều trị trong bệnh viện với đủ mọi triệu chứng của đại dịch toàn cầu hiện nay”.

Có nhiều nguyên nhân khiến cho một xét nghiệm có kết quả âm tính khi một bệnh nhân bị nhiễm vi rút corona. Có thể là người đó mới bị nhiễm ở giai đoạn sớm, khi lượng vi rút trong được hô hấp chưa đủ lớn để phát hiện ra. Có thể là mẫu quết dịch họng không thực hiện đúng cách, điều mà các bác sĩ vẫn đang tranh luận với những bằng chứng rất hạn chế hiện nay. Tiếp theo đó có thể là các vấn đề về xử lý, vận chuyển các mẫu quết, cũng có thể là những lỗi xảy ra trong phòng xét nghiệm.

Nguồn: kythuatxetnghiem.com tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Xét nghiệm ARN là gì? Những trường hợp được áp dụng xét nghiệm ARN

Có nhiều loại xét nghiệm ARN khác nhau và chúng có thể được thực hiện …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *