Văn bằng 2 Cao đẳng Xét nghiệm Cao đẳng Y Dược TP HCM
Trang chủ >> Kiến thức Xét nghiệm Y học >> Tìm hiểu về ý nghĩa các chỉ số trong xét nghiệm mỡ máu

Tìm hiểu về ý nghĩa các chỉ số trong xét nghiệm mỡ máu

Trong quá trình thực hiện xét nghiệm mỡ máu, bệnh nhân cần lưu ý đến 4 chỉ số quan trọng đó là: Triglyceride, cholesterol toàn phần, LDL-cholesterol (LDL-c) và HDL-cholesterol (HDL-c). 

Bác sĩ Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn chia sẻ ý nghĩa của các chỉ số xét nghiệm mỡ máu như sau:

Xét nghiệm Triglycerid

Thành phần Triglyceride là một dạng chất béo chiếm tới 95% chất béo trong khẩu phần ăn. Đây là một trong những thành phần chủ yếu có trong dầu thực vật và mỡ động vật. Vì vậy, khi định lượng Triglyceride trong máu sẽ giúp các bác sĩ đánh giá nguy cơ mắc bệnh rối loạn chuyển hóa lipid máu:

  • Khi Triglyceride ở mức bình thường: Sẽ ở ngưỡng < 100 mg/dL (1,7 mmol/L)
  • Khi Triglyceride ở mức ranh giới cao: Sẽ ở ngưỡng 150 – 199 mg/dL (1,7 – 2 mmol/ L)
  • Khi Triglyceride ở cao: Sẽ ở ngưỡng 200 – 499 mg/dL (2 – 6 mmol/L)
  • Khi Triglyceride ở mức rất cao: Sẽ ở ngưỡng > 500 mg/dL (6 mmol/L)

Sau khi định lượng được Triglyceride, từ các chỉ số có thể đánh giá được nguy cơ mắc các bệnh về tiểu đường hay tim mạch, ở những người có chỉ số Triglyceride cao, từ đó các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp và cân đối cho bệnh nhân một chế độ dinh dưỡng một cách khoa học.

Xét nghiệm LDL-cholesterol (LDL-c)

Khi làm xét nghiệm cho bệnh nhân bị chứng rối loạn mỡ máu, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, bệnh mạch vành, đái tháo đường,… bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện xét nghiệm LDL-cholesterol (LDL-c)

  • Khi LDL-cholesterol ở mức bình thường là: <130 mg/dL (<3,3 mmol/L).
  • Ngưỡng hại cho sức khỏe là: > 160 mg/dL (>4.1mmol/lit).
  • Nếu LDL-c càng cao sẽ làm tăng nguy cơ bị xơ vữa động mạch càng lớn.
  • NLDL-c tăng xảy ra trong các trường hợp như xơ vữa động mạch, rối loạn lipid máu, bệnh béo phì,…
  • Nếu LDL-cholesterol giảm sẽ gây nên các trường hợp như hội chứng kém hấp thu, xơ gan, suy kiệt, cường tuyến giáp,…

Khi nồng độ LDL xuất hiện nhiều trong máu, sẽ làm lắng đọng lại ở thành mạch của não và tim gây nên các mảng xơ vữa động mạch. Sau khi hình thành nên các mảng xơ vữa khiến cho mạch máu bị hẹp lại và tắc, thậm chí là vỡ đột ngột gây nhồi máu cơ tim hoặc tai biến mạch máu não rất nguy hiểm.

Xét nghiệm Cholesterol toàn phần

Theo Bác sĩ – Giảng viên Cao đẳng Kỹ thuật Xét nghiệm Y học cho biết, những đối tượng từ 20 tuổi trở lên cần được thực hiện xét nghiệm Cholesterol toàn phần.

  • Khi chỉ số Cholesterol toàn phần <200 mg/dL (5,1 mmol/L) sẽ cho biết tình trạng bình thường, nguy cơ mắc bệnh động mạch vành rất thấp.
  • Khi chỉ số Cholesterol toàn phần đạt khoảng 200 – 239 mg/dL (5,1 – 6,2 mmol/L) sẽ cho biết người bệnh đã hoặc đang có vấn đề về sức khỏe, cần chú trọng sinh hoạt điều độ và nên theo dõi sức khỏe định kỳ.
  • Khi chỉ số Cholesterol toàn phần >= 240 mg/dL (6,2 mmol/L) sẽ cho biết  lượng Cholesterol trong máu tăng cao, người bệnh rất dễ có nguy cơ mắc bệnh xơ vữa động mạch.

Theo các bác sĩ, đối với những người càng lớn tuổi thì lượng Cholesterol trong máu càng cao điều này thường xảy ra nhiều ở nam hơn nữ khi cả hai giới này đều dưới 50 tuổi. Tuy nhiên tỷ lệ mắc bệnh ở nữ sẽ cao hơn nam khi cả hai giới này ở ngưỡng trên 50 tuổi.

Xét nghiệm HDL-cholesterol (HDL-c)

Kỹ thuật xét nghiệm HDL-cholesterol (HDL-c) thường được các bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân bị xơ vữa động mạch, tăng huyết áp hoặc bệnh nhân bị xơ vữa động mạch.

Ngoài ra đối với những người trên 40 tuổi đi khám sức khỏe định kì bác sĩ cũng sẽ yêu cầu làm xét nghiệm này.

  • Chỉ số HDL-c ở ngưỡng bình thường: > 50 mg/dL  (>1.3mmol/lit).
  • Chỉ số ở ngưỡng gây hại cho sức khỏe là: dưới 40 mg/dL (<1 mmol/lit).
  • Nếu HDL-c tăng: Sẽ ít khả năng gây nên bệnh xơ vữa động mạch.
  • Nếu HDL-c giảm: Sẽ làm tăng nguy cơ gâybệnh xơ vữa động mạc thường hay gặp trong các trường hợp tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, xơ vữa động mạch, cơn đau thắt ngực,…

Nếu kiểm soát tối đa được 4 chỉ số nêu trên sẽ giảm thiểu nguy cơ bị rối loạn mỡ máu rất tốt cho cơ thể. Do đó, để phòng ngừa những bệnh lý do rối loạn chuyển hóa mỡ gây ra, mọi người nên chủ động đi thăm khám sức khỏe định kì đều đặn nhé!

Có thể bạn quan tâm

Tổng hợp các loại hình xét nghiệm u nang buồng trứng phổ biến

U nang buồng trứng có thể gây ra đau đớn và ảnh hưởng đến khả …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *