Văn bằng 2 Cao đẳng Xét nghiệm Cao đẳng Y Dược TP HCM
Trang chủ >> Kiến thức Xét nghiệm Y học >> Các xét nghiệm để chẩn đoán phát hiện đái tháo đường

Các xét nghiệm để chẩn đoán phát hiện đái tháo đường

Việc xét nghiệm bệnh tiểu đường để sớm phát hiện và có cách ngăn chặn là vấn đề được nhiều người quan tâm. Vậy hiện nay có các xét nghiệm chẩn đoán bệnh tiểu đường nào?

Xét nghiệm lượng Glucose trong máu

Bác sĩ – Giảng viên Cao đẳng Kỹ thuật Xét nghiệm Y học cho biết: Ở những người khỏe mạnh, hàm lượng Glucose trong máu lúc đói là (3,9 – 6,4mmol/L), khoảng 70-100 mg/dl. Khi hàm lượng Glucose trong máu vượt ngoài mức bình thường, cụ thể là cao hơn hoặc bằng 7mmol/L, đồng nghĩa với việc bạn đang bị mắc bệnh tiểu đường.

Xét nghiệm Glucose trong máu lúc đói

Để có thể thực hiện được xét nghiệm này, bạn phải tiến hành nhịn ăn ít nhất là 6 giờ đồng hồ để đánh giá đúng sự điều chỉnh glucose máu trong cơ thể.

Nếu lúc đói, kết quả xét nghiệm đưa ra lượng đường của bạn vẫn cao, điều này cho thấy chức năng điều hòa Glucose trong máu kém hiệu quả, bạn đang có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Như đã nói ở trên, phạm vi đường huyết ở người bình thường lúc đói từ 3,9 – 6,4mmol/L. Nếu lượng đường huyết của bạn vượt quá 7mmol/L có nghĩa là bạn đã bị mắc bệnh tiểu đường. Còn nếu kết quả xét nghiệm cho thấy lượng đường trong máu của bạn thấp hơn 3,9 mmol/L hoặc nằm trong khoảng 6,4mmol/L – 6,9 mmol/L, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện lại xét nghiệm này vào ngày hôm sau hoặc là có thể làm thêm xét nghiệm dung nạp Glucose.

Xét nghiệm dung nạp Glucose 

Tương tự như xét nghiệm hàm lượng Glucose lúc đói, xét nghiệm này được tiến hành sau khi bạn đã nhịn ăn ít nhất là 6 giờ đồng hồ, sau đó bác sĩ sẽ yêu cầu bạn uống một ly nước có chứa  75g glucose và tiến hành xét nghiệm sau 2 giờ đồng hồ kể từ khi uống ly nước. 

Tại thời điểm xét nghiệm, phạm vị đường huyết ở những người bình thường là dưới 7,8 mmol/L. Nếu chỉ số xét nghiệm đường huyết của bạn từ 7,8 – 11 mmol/L có nghĩa là bạn đang có nguy cơ bị bệnh tiểu đường, còn nếu kết quả là trên 11,1 mmol/L thì bác sĩ sẽ kết luận là bạn đã bị bệnh tiểu đường.

Xét nghiệm glucose ngẫu nhiên

Nếu kết quả xét nghiệm Glucose ngẫu nhiên cao hơn 11,1 mmol/L thì có thể là bạn đã bị mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, xét nghiệm này thường được tiến hành 2 lần hoặc bệnh nhân có các triệu chứng điển hình của tiểu đường, nếu kết quả vẫn là 11,1 mmol/L thì bác sĩ sẽ kết luận bạn bị bệnh tiểu đường.

Xét nghiệm HbA1c

Bác sĩ Cao đẳng Y dược Sài Gòn chia sẻ, xét nghiệm HbA1c được sử dụng để đánh giá tổng thể lượng đường trong máu trong thời gian dài: 2 tháng đồng thời đánh giá tính hiệu quả của phương pháp kiểm soát đường máu ở bệnh nhân bị bệnh tiểu đường.

Chỉ số HbA1c ở những người bình thường, khỏe mạnh có giá trị ở dưới 5,7%. Nếu giá trị này nằm trong phạm vi từ 5,7 – 6,4 % thì có thể bạn đang có nguy cơ bị mắc bệnh tiểu đường, còn nếu chỉ số HbA1c có giá trị trên 6,4 %, bác sĩ sẽ chẩn đoán bạn bị mắc bệnh tiểu đường.

Lưu ý khi thực hiện xét nghiệm tiểu đường

Khi thực hiện các kỹ thuật xét nghiệm bệnh tiểu đường, bạn nên lưu ý những vấn đề sau đây để việc xét nghiệm được chính xác nhất:

  • Thứ nhất cần phải nhịn đói trước khi xét nghiệm trước 8 giờ và cần phải thực hiện tốt nhất đó là vào buổi sáng. Buổi sáng không ăn gì để tiến hành xét nghiệm vào khung giờ trưa và chiều là tối nhất. 
  • Hãy tạm ngưng sử dụng các loại thuốc hạ lipid trong máu và những loại thuốc liên quan đến giảm các biến chứng của mắt. 
  • Tuyệt đối người đi xét nghiệm trước đó không được sử dụng bất cứ loại thuốc hạ đường huyết nào cả. 

Với từng hình thức khác nhau tuy có những yêu cầu xét nghiệm nhưng nhìn chung khi xét nghiệm không nên ăn nhiều và dùng các loại thuốc đặc trị thì sẽ cho kết quả chuẩn xác nhất.

Có thể bạn quan tâm

Các loại xét nghiệm dị nguyên và vai trò trong chẩn đoán dị ứng

Xét nghiệm dị nguyên là một công cụ quan trọng trong việc xác định những …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *