Theo nghiên cứu xét nghiệm thì nồng độ Kali của dịch trong và ngoài tế bào chênh nhau đến tận 40 lần. Như vậy Kali (K+) là cation chính ở trong tế bào. Có mối tương quan nghịch giữa Kali và natri.Kali chịu trách nhiệm duy trì thăng bằng kiềm, điều hòa áp lực thẩm thấu tế bào và đóng một vai trò quan trọng trong dẫn truyển thẩn kinh và tình trạng co cơ trên cơ thể.
Đối với các tế bào cơ tim:
-Giảm Kali máu làm tăng tính chịu kích thích với nguy cơ xuất hiện các ngoại tâm thu thất và ngừng tim thì tâm thu.
-Tăng Kali máu làm giảm tímh chịu kích thích với nguy cơ ngừng tim thì tâm trương.
-Nhiều bệnh nhân dùng đồng thời cả digitalis và thuốc lợi tiểu gây mất Kali. Nếu xảy ra tình trạng hạ Kali máu có thể dẫn tới các loạn nhịp tim nguy hiểm có nguy cơ gây tử vong cho bệnh nhân .
-Đối với cơ trơn của ống tiêu hóa, giảm Kali máu có thể gây tình trạng liệt ruột.
-Thận đóng vai trò cốt lõi để duy trì tình trạng hằng định nội môi của Kali trong cơ thể. Lượng Kali được thải trừ qua mổ hôi và phân thấp (25mEq/24h). Trái lại, Kali được thải trừ chủ yếu qua nước tiểu, Kali được lọc và tái hấp thu ở các ống lượn gần và được bài xuất ở các ống lượn xa.
Ở ống lượn xa của thận, thải trừ Kali diễn ra theo cơ chế tranh chấp với quá trình thải trừ của ion H+ và được thực hiện bằng cách trao đổi với ion Na+ (thải trừ K+ hay H+ qua nước tiểu song song với tái hấp thu Na+ của ống thận).
Trong trường hợp nhiễm toan chuyển hóa, thải trừ của ion H+ nghịch đảo với thải trừ ion K+. Vì vậy xuất hiện tăng Kali máu.
Trong trường hợp nhiễm kiềm chuyển hóa, ion H+ được giữ lại kèm với thải trừ thứ phát của ion K+. Vì vậy xuất hiện giảm Kali máu.
Thải trừ Kali qua nước tiểu phụ thuộc vào:
1. Aldosteron (tái hấp thu Na+ và thải trừ K+).
2. pH.
3. Tái hấp thu Na+
4. Khẩu phẩn Kali trong chế độ ăn.
Các bệnh nhân có tình trạng tăng Kali máu sẽ có biểu hiện yếu cơ, khó ở, buồn nôn, tiêu chảy, tình trạng tăng kích thích thẩn kinh cơ, tiểu ít và nhịp tim chậm. Các bệnh nhân có tình trạng hạ Kali máu sẽ có biểu hiện ý thức lú lẫn, chán ăn, yếu cơ, dị cảm, tụt HA, mạch nhanh và yếu và giảm phản xạ.
Mục đích và chỉ định xét nghiệm Kali:
Theo chuyên gia Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn Giúp đánh giá nồng độ một ion có vai trò quan trọng trong cân bằng toan – kiềm, tình trạng co của cơ vân và cơ tim, tình trạng nhu động của ruột V.V..
– Định lượng nồng độ Kali máu thường được chỉ định để đánh giá các bệnh nhân bị rối loạn nhịp tim, rối loạn chức năng thận, bệnh nhấn có tình trạng lú lẫn ý thức và rối loạn tiêu hóa.
– Đo nồng độ Kali có trong nước tiểu 24h cung cấp các thông tin liên quan với thăng bằng điện giải của cơ thể. Các dữ liệu này giúp cho chẩn đoán các bệnh lý của thận và thượng thận.
Phương pháp lấy bệnh phẩm
– Máu: xét nghiệm được tiến hành trên huyết thanh. Không nhất thiết cần yêu cầu bệnh nhân phải nhịn ăn trước khi lấy máu làm xét nghiệm. Tránh sử dụng garot khi lấy máu (nếu có thể). Do Kali là cation chính ở trong tế bào, cần phải tách nhanh hồng cẩu khỏi huyết thanh để tránh xảy ra tình trạng vỡ hồng cầu.
– Nước tiểu: lấy bệnh phẩm nước tiểu 24h hay lấy mẫu nước tiểu buổi sáng để xét nghiệm.
Giá trị bình thường
– Máu: 3,5 – 5,0 mEq/L hay 3,5 – 5,0 mmol/L.
– Nước tiểu: 25- 123 mEq/24h hay 25 -123 mmol/ngày.
Các yếu tố góp phần làm thay đổi kết quả xét nghiệm
– Sử dụng garot khi lấy máu có thể làm thay đổi kết quả xét nghiệm: đặt garot và yêu cầu co duỗi tay trong khi tiến hành lấy mẫu máu có thể làm tăng thêm 20% kết quả nồng độ Kali máu.
– Bệnh phẩm bị vỡ hồng cầu có thể làm thay đổi kết quả xét nghiệm.
– Các thuốc có thể làm tăng nồng độ Kali máu là: thuốc ức chế men chuyển angiotensin, thuốc ức chế thụ thể angiotensin, azathioprin, thuốc chẹn bêta giao cảm, cyclosporin, ngộ độc digoxin, epoetin, lithium, thuốc kháng viêm không phải là steroid, bicarbonat Kali, muối Kali, spironolacton.
– Các thuốc có thể làm giảm nồng độ Kali máu là: Amphotericin, thuốc kích thích bêta 2, cidofovir, cisplastin, corticosteroid, mảnh Fab miễn dịch của digoxin, thuốc lợi tiểu, fluconazol, foscarnet, insulin, itraconazol, cảm thảo, lithium, theophyllin, vitamin B12.
– Các thuốc có thể làm tăng nồng độ Kali niệu là: Acetazolamid, ammonium chlorid, glucocorticoid, thuốc lợi tiểu quai (Vd: furosemid), thuốc lợi tiểu thủy ngân, thuốc lợi tiểu loại thiazid, Kali, salicylat
– Các thuốc có thể làm giảm nồng độ Kali niệu là: thuốc nhuận tràng, cam thảo.
Lợi ích của định lượng Kali
1. xét nghiệm định lượng nồng độ Kali máu là một XIN cơ bản trong hổi sức cấp cứu: tình trạng tăng hay giảm Kali máu được coi là các cấp cứu nội khoa cần được quan tâm và xử trí kịp thời.
2. Xét nghiệm quan trọng trong thăm dò:
– Tình trạng tắc ruột hay táo bón mạn tính.
– Loại nhịp tim (Vd: ngoại tâm thu thất).
– Liệt cơ.
– Suy thượng thận.
– Giảm natri máu.
3. Xét nghiệm không thể thiếu trong theo dõi
– Suy thận.
– Đái tháo đường mất bù.
– bệnh nhân được điều trị bằng truyền dịch.
– Các bệnh nhân được điều trị bằng lợi tiểu hay chất ức chế aldosteron.
Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bác sĩ Phùng Mạnh Cường Bác sĩ Phùng Mạnh Cường