Văn bằng 2 Cao đẳng Xét nghiệm Cao đẳng Y Dược TP HCM
Trang chủ >> Sức Khỏe Giáo Dục >> Xét nghiệm Triple Test và những thông tin mẹ bầu cần biết

Xét nghiệm Triple Test và những thông tin mẹ bầu cần biết

Với xét nghiệm triple test tầm soát dị tật thai nhi, mẹ bầu có thể phát hiện sớm những bất thường bẩm sinh ở thai nhi nếu có. Cùng tìm hiểu những thông tin qua bài viết dưới đây nhé!

Đối với phụ nữ mang thai, triple test (hay xét nghiệm bộ ba) là xét nghiệm cần thiết

Xét nghiệm Triple Test là gì?

Kỹ thuật xét nghiệm Triple Test, hay còn gọi là triple-marker testing, xét nghiệm Kettering hoặc xét nghiệm Bart, là xét nghiệm máu không xâm lấn đơn giản được thực hiện trong thai kỳ ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai (tuần 15 đến tuần 21) nhằm xác định phụ nữ mang thai có nguy cơ cao hoặc nguy cơ thấp về bất thường nhiễm sắc thể (và có thể là dị tật ống thần kinh – neural tube defects).

Những ai cần làm xét nghiệm Triple Test?

Tất cả phụ nữ mang thai đều cần được thực hiện xét nghiệm sàng lọc này.

Tuy nhiên, những thai phụ thuộc nhóm đối tượng nguy cơ cao sau đây rất cần được tiến hành xét nghiệm:

  • Gia đình có tiền sử về bệnh di truyền
  • 35 tuổi trở lên
  • Sử dụng thuốc có tác dụng phụ hoặc chất có hại trong khi mang thai
  • Bị tiểu đường và sử dụng insulin
  • Bị nhiễm virus khi mang thai
  • Làm việc hoặc sống trong môi trường tiếp xúc với hóa chất, phóng xạ liều lượng cao.

Triple test có ý nghĩa như thế nào?

Xét nghiệm Triple test không thể chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe của bé yêu mà chỉ cho biết hiện tại thai có nguy cơ bị rối loạn nhiễm sắc thể do di truyền hay không và có cần phải thực hiện thêm các xét nghiệm chẩn đoán khác. Có 2 trường hợp bất thường ứng với nồng độ AFP tăng và giảm:

  • Nồng độ AFP tăng là dấu hiệu thai nhi có nguy cơ bị dị tật ống thần kinh (như cột sống chẻ đôi) hoặc thiếu một phần não bộ (vô sọ). Tuy nhiên, mẹ bầu cần phải xác định tuổi thai chính xác, bởi vì hầu hết các trường hợp AFP tăng là do xác định tuổi thai không đúng.
  • Nồng độ AFP giảm đồng thời cùng với nồng độ hCG và estriol thì thai nhi có nguy cơ cao bị hội chứng Down (Trisomy 21 hay tam thể 21), hội chứng Edwards (Trisomy 18 hay tam thể 18) hoặc một số bất thường nhiễm sắc thể khác.

Theo các Giảng viên Cao đẳng Kỹ thuật Xét nghiệm Y học, để có thể dự đoán chính xác mức độ nguy cơ dị tật thai nhi, cần phải kết hợp kết quả xét nghiệm ba chất kể trên cùng với nhiều yếu tố khác, chẳng hạn như tuổi của mẹ, cân nặng, chiều cao, tiền sử bệnh lý của bản thân thai phụ (như tiểu đường), thói quen (hút thuốc), tình trạng đơn thai hay đa thai, tuổi thai vào thời điểm làm xét nghiệm và tiền sử sản khoa.

Độ chính xác của xét nghiệm Triple Test

Bác sĩ Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn tư vấn, độ chính xác của xét nghiệm Triple test tầm soát dị tật thai nhi có thể lên đến 90%. Sản phụ nên lựa chọn thực hiện tại cơ sở y tế uy tín để giảm thiểu tối đa sai số xảy ra. Tuy nhiên, đối với phụ nữ mang thai đôi thì kết quả lại không hoàn toàn chính xác.

Để tối đa hóa độ chính xác của triple test, chị em cần nhớ chính xác tuần thai. Bởi vì nhiều trường hợp sản phụ xác định tuần thai không đúng, dẫn đến kết quả thiếu chính xác, gây khó khăn trong khâu chẩn đoán của bác sĩ.

Những rủi ro và tác dụng phụ cho mẹ hoặc bé khi làm Triple Test là gì?

Xét nghiệm Triple test là một sàng lọc thường quy không phải là một thủ tục xâm lấn và không gây rủi ro cho mẹ và bé.

Ngoại trừ sự khó chịu khi tiến hành lấy máu ngoại vi cánh tay của mẹ, toàn bộ quá trình làm xét nghiệm Triple test đều không có rủi ro hoặc tác dụng phụ nào ảnh hưởng đến mẹ và con.

Qua bài viết chi tiết về xét nghiệm Triple test, các mẹ bầu đã có thêm nhiều thông tin hữu ích về xét nghiệm này và có kế hoạch tiến hành phù hợp với giai đoạn thai kỳ của mỗi mẹ bầu.

Có thể bạn quan tâm

Một số phương pháp xét nghiệm lao phổi phổ biến

Xét nghiệm lao phổi có vai trò rất quan trọng đối với những người đang …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *