Văn bằng 2 Cao đẳng Xét nghiệm Cao đẳng Y Dược TP HCM
Trang chủ >> Kiến thức Xét nghiệm Y học >> Xét nghiệm HP khi nào cần làm?

Xét nghiệm HP khi nào cần làm?

Vi khuẩn HP là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh về dạ dày và có thể lây nhiễm qua nhiều đường khác nhau. Vậy khi nào cần làm xét nghiệm HP?

Xét nghiệm HP là loại xét nghiệm vi sinh cực kỳ cần thiết trong Xét nghiệm Y học, vì vi khuẩn HP khả năng lây nhiễm thông qua nhiều cách khác nhau, với nhiều biểu hiện đáng báo động.

Xét nghiệm HP khi nào cần làm?

Xét nghiệm HP khi nào cần làm? 

Vi khuẩn HP là gì?

Vi khuẩn Hp là một loại xoắn khuẩn phổ biến trong niêm mạc dạ dày, loại vi khuẩn này chính là nguyên nhân số 1 gây nên các bệnh dạ dày như viêm dạ dày- tá tràng, loét dạ dày- tá tràng. Không những thế, vi khuẩn Hp còn là tác nhân hàng đầu gây ra căn bệnh nguy hiểm – bệnh ung thư dạ dày (WHO).

Tỷ lệ nhiễm Hp trong dân số Việt Nam hiện nay đang tăng tới mức báo động, có đến 80% dân số nhiễm HP. Để kiểm soát tốt vi khuẩn Hp và có cách phòng ngừa kịp thời, bạn cần biết khi nào cần đi làm xét nghiệm Hp. Dưới đây là một số hướng dẫn cơ bản bạn cần biết.

Khi nào cần làm xét nghiệm HP?

Theo bác sĩ, nếu như cơ thể có các biểu hiện báo động và các yếu tố nguy cơ thì cần làm nội soi dạ dày cùng với xét nghiệm HP bằng cách test Urease. Nếu như cơ thể chưa xuất hiện những biểu hiện báo động thì nên tiến hành kiểm tra HP bằng cách test hơi thở, không cần dùng phương pháp nội soi.

Theo giảng viên  Cao đẳng Xét nghiệm Y học Pasteur, kết quả test huyết thanh thường phản ánh không chính xác bởi khi đã diệt trừ vi khuẩn Hp thành công thì nhiều năm sau kháng thể Hp vẫn còn trong huyết thanh của người bệnh. Do đó không nên ưu tiên xét nghiệm Hp khi có các phương pháp khác để chẩn đoán.

Xét nghiệm HP khi nào cần làm - 2

Cần biết khi nào cần đi làm xét nghiệm Hp để kiểm soát tốt vi khuẩn HP

Những dấu hiệu chứng tỏ cơ thể đã bị nhiễm HP.

Khi cơ thể có xuất hiện những dấu hiệu dưới đây thì có thể nghi ngờ bạn đang bị nhiễm khuẩn HP:

  • Thiếu máu không rõ nguyên nhân
  • Nuốt nghẹn
  • Sụt cân
  • Các biểu hiện nghi ngờ bị xuất huyết tiêu hóa ( như nôn ra máu, phân đen
  • Nôn kéo dài
  • Có khối u vùng bụng trên
  • Bệnh mới khởi phát ở tuổi trên 40

Những dấu hiệu trên đây không khẳng định chắc chắn bạn bị nhiễm khuẩn HP. Để biết chính xác bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và làm xét nghiệm cần thiết.

Khi xét nghiệm Hp phát hiện thấy vi khuẩn, bác sĩ sẽ tư vấn để người bệnh được điều trị đúng cách và kịp thời nhất. Tuy nhiên, người bệnh nên tuân thủ theo phác đồ điều trị và cần có lối sống lành mạnh để loại trừ vi khuẩn Hp ra khỏi cơ thể.

Tham khảo thêm: Tuyển sinh Đào tạo Kỹ thuật viên xét nghiệm năm 2016.

Tuyển sinh đào tạo kỹ thuật viên xét nghiệm

Tuyển sinh đào tạo kỹ thuật viên xét nghiệm

Nguồn: Cao đẳng Y Dược Pasteur.

Có thể bạn quan tâm

Xét nghiệm ARN là gì? Những trường hợp được áp dụng xét nghiệm ARN

Có nhiều loại xét nghiệm ARN khác nhau và chúng có thể được thực hiện …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *